HSBC: Rủi ro lạm phát vẫn gia tăng

LINH NGA 03/04/2022 01:00

HSBC cho rằng, rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

>>Giá xăng dầu thế giới và lạm phát Việt Nam

fd

Lạm phát năng lượng tiếp tục đà gia tăng.

Nhóm phân tích HSBC cho rằng, rõ ràng, lạm phát năng lượng tiếp tục đà gia tăng, không ngừng tác động lên giá cả tiêu dùng. Nội dung này được đưa ra trong báo cáo mới nhất của vừa cập nhật của ngân hàng này.

Lạm phát toàn phần tháng 3 tăng lên 0,7% so với tháng trước khiến mức tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 2,4%. Tương tự như những tháng trước đây, chi phí vận chuyển tăng cao vẫn là nguyên nhân chính. Thực tế, giá xăng trong nước đã được điều chỉnh tăng bẩy lần liên tiếp kể từ đầu tháng 12, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3. Để ứng phó với tình hình này, các cơ quan chức năng đã quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu từ 1/4 tới cuối năm 2022.

Trước tình hình giá dầu thế giới tăng cao, HSBC dự báo xu hướng sẽ còn kéo dài một thời gian nữa, tạo áp lực khiến lạm phát gia tăng. Vì vậy, gần đây nhóm đã điều chỉnh dự báo lạm phát lên 3,7% trong năm 2022, vẫn dưới mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước.

Điều may mắn là lạm phát của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát.

fd

Lạm phát của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát.

Mặc dù vậy, rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì vậy, HSBC đã đẩy dự báo mức điều chỉnh tăng 50 điểm cơ sở lên quý 3/2022 (trước đây dự báo quý 4/2022), nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho biết, hiện nay, Việt Nam đang phải chịu áp lực lạm phát từ 3 yếu tố. Thứ nhất, ngay từ đầu năm 2022, tổng cầu trong nước đang tăng đột biến. Đặc biệt, trong 2 năm tới, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng được triển khai sẽ trở thành một xung lực khiến tổng cầu tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng. Như vậy, khi nhu cầu nội địa tăng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lạm phát.

Thứ hai, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Do đó, khi giá nhiên liệu thế giới tăng, lạm phát tại Việt Nam cũng sẽ tăng theo.

Cuối cùng, nguyên nhân gây ra lạm phát nặng nhất chính là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, ví dụ như đứt gãy chuỗi cung ứng khí đốt ở châu Âu.

Trước những yếu tố gây ra lạm phát, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt.

Bên cạnh đó, ông Lâm nhấn mạnh, Việt Nam phải làm mọi cách để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá xăng dầu thế giới và lạm phát Việt Nam

    Giá xăng dầu thế giới và lạm phát Việt Nam

    05:00, 26/03/2022

  • Chính sách nào hoá giải nỗi lo lạm phát?

    Chính sách nào hoá giải nỗi lo lạm phát?

    04:00, 12/03/2022

  • Cẩn trọng với lạm phát

    Cẩn trọng với lạm phát

    04:00, 12/03/2022

  • Kiềm chế lạm phát: Cần đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng

    Kiềm chế lạm phát: Cần đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng

    04:00, 11/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HSBC: Rủi ro lạm phát vẫn gia tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO