Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023: Giảm áp lực nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp

HUỲNH HOÀNG PHƯƠNG – GĐ khối nghiên cứu phân tích FIDT 22/12/2023 05:30

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, NHNN đang rà soát sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn, trong đó có xem xét kéo dài thời gian Thông tư 02/2023.

>>>Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm, dòng tiền vào cổ phiếu ngân hàng chưa đủ mạnh

Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/04/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, ban hành ngày 23/3/2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/4/2023.

Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023 giúp giảm áp lực nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp

Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023 giúp giảm áp lực nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp

Thông tư 02/2023 có các nội dung cơ bản, quy định về việc (1) các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng; và (2) điều chỉnh lại cách trích lập dự phòng đối với các khoản vay nói trên. Theo đánh giá chung Thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện nay. … và qua đó cũng tác động tích cực lên một số các ngân hàng.

Hoạt động cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng... được triển khai kể từ khi Thông tư có hiệu lực cho đến hết tháng 6/2024. Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư 02/2023, các TCTD phải trích lập dự phòng tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024. Ngoài ra, trong quy định của Thông tư cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các TCTD trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai trong toàn hệ thống, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.do Thủ tướng Chính phủ chủ trì mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đang rà soát sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn nhưng phải quản lý chặt chẽ rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Theo đó, đối với đề nghị kéo dài thời gian Thông tư 02/2023, Thống đốc cho biết, NHNN sẽ xem xét đánh giá nghiên cứu đề xuất trên. 

>>>Thông tư 2&3 về cơ cấu nợ và ngân hàng mua trái phiếu: Nhà băng nào hưởng lợi?

Theo quan điểm của FIDT Research, việc kéo dài thời gian Thông tư 02 có ý nghĩa quan trọng. Tính đến cuối quý III/ 2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023/TT - NHNN đạt 140.000 tỷ VND, chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó đặc biệt có VPB với 14.900 tỷ VND (2,86% dư nợ) và BIDV là gần 20.000 tỷ VND (1,5% dư nợ) nợ cơ cấu theo Thông tư.

Còn lại đối với các NHTM khác đa số ít sử dụng Thông tư 02/2023/TT-NHNN do việc phải trích lập dự phòng cao hơn. Trong đó tỷ lệ tái cơ cấu của của Vietcombank (mã VCB) đạt 0,14%; ACB (mã ACB) đạt 0,4%; Techcombank (mã TCB) đạt 0,27%; MSB đạt 0,25% và HDBank (mã HDB) ở mức 0,5%.

Chúng tôi đánh giá việc NHNN xem xét kéo dài thời gian Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ góp phần giảm áp lực xử lý nợ cho hệ thống ngân hàng cũng như tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế không thuận lợi.

Đối với hệ thống ngân hàng, việc kéo dài Thông tư sẽ giúp các NHTM (1) trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đột biến đến kết quả kinh doanh do dư địa để các NHTM xử lý nợ xấu hiện tại còn không nhiều cũng như (2) tăng cường và tập trung nguồn lực xử lý cho các khoản nợ xấu còn tồn đọng nhằm ổn định chất lượng tài sản.

Chúng tôi kỳ vọng NHNN có thể đưa ra quyết định chính thức trong quý I/ 2024 khi đã có đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong năm 2023 và quý I/2024. Tuy nhiên việc kéo dài Thông tư không nên quá 1 năm tránh tình trạng nợ xấu tiềm tàng tiếp tục khó kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm 2024: Rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng đến từ đâu?

    Năm 2024: Rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng đến từ đâu?

    05:23, 11/12/2023

  • Nếu không hành động, việc

    Nếu không hành động, việc "bùng nợ" sẽ để lại hệ quả nợ xấu dài lâu

    14:41, 30/11/2023

  • Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng

    Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng

    11:27, 30/11/2023

  • Nợ xấu ngân hàng “tăng nóng”: Cách nào “giảm nhiệt”?

    Nợ xấu ngân hàng “tăng nóng”: Cách nào “giảm nhiệt”?

    02:50, 20/11/2023

  • Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh

    Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh

    16:04, 16/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023: Giảm áp lực nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO