Nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây cùng quan điểm, "đáy" suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa đến, 2024 sẽ là năm bản lề.
>>FED tiếp tục tăng hay ngừng tăng lãi suất?
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm từ 3,5% vào năm 2022 xuống còn 3% vào năm 2023 và 2,9% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019, do sự suy thoái rõ rệt ở các nền kinh tế chủ chốt.
Với việc các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất với tốc độ chóng mặt và những mức lãi suất đó có khả năng duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn trong khi các hiệu ứng trễ xuất hiện, triển vọng kinh tế vĩ mô cho năm 2024 vẫn chưa rõ ràng.
IMF nhận thấy mức tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ vẫn có khả năng bứt phá đáng kinh ngạc dù đối mặt với lãi suất tăng hơn 500 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2022. Hoa Kỳ vẫn nằm trong số những quốc gia có khả năng tăng trưởng ở mức 2,1% trong năm nay và 1,5% vào năm tới.
Khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã được hậu thuẫn bởi quan điểm chủ đạo, rằng: Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đạt được “hạ cánh mềm” như mong muốn, làm chậm lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Nhiều chuyên gia cho rằng biên độ lãi suất của FED sẽ là 5,25 - 5,5% trong những tháng đầu năm 2024.
Các chiến lược gia của JPMorgan Asset Management đã lặp lại lưu ý thận trọng rằng nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ “bị trì hoãn chứ không giảm đi, vì vậy, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại vào năm 2024 và rủi ro suy thoái kinh tế là rất lớn”.
>>FED "đau đầu" dung hoà mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Tại một số nền kinh tế có quy mô trung bình như Brazil, Chile, Hungary, Mexico, Peru và Ba Lan chứng kiến lạm phát giảm mạnh; lạm phát tại khu vực châu Á đang “hạ nhiệt”. Có nghĩa là rất nhiều ngân hàng Trung ương đã bắt đầu cắt giảm lãi suất hoặc sắp thực hiện việc cắt giảm lãi suất.
Trung Quốc, một “đầu tàu” kinh tế thế giới đã thi triển chính sách tiền tệ trái ngược với đa số. Giữa tháng 8/2023, Ngân hàng TW nước này đã hạ lãi suất chủ chốt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020!. Mọi dự báo với nền kinh tế số 2 toàn cầu vốn rất khó khăn. OECD dự báo tăng trưởng của nước này sẽ ở mức 5,2% trong năm nay và xuống 4,7% vào năm 2024.
Tại Eurozone, OECD dự báo tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng từ 0,6% trong năm nay lên 0,9% vào năm 2024 và 1,1% vào năm 2025 khi Đức thoát khỏi suy thoái kinh tế trong năm nay. Kinh tế Anh tăng trưởng không mấy đột phá trong năm 2023, dự kiến ở mức 0,5% trước khi dần khởi sắc trong các năm 2024 và 2025, với mức tăng trưởng lần lượt là 0,7% và 1,2%.
Ở châu Á, Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại từ 1,7% trong năm nay xuống 1,0% vào năm 2024 trước khi tăng lên 1,2% vào năm 2025.
Như vậy, kinh tế thế giới có thể sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2024, chứ chưa rơi vào suy thoái. Tuy nhiên nếu chiến sự Nga - Ukraine và xung đột Israel - Hamas tiếp tục kéo dài, thì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến lạm phát tăng trở lại, đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Có thể bạn quan tâm
AI có thể cứu vãn suy thoái kinh tế?
04:30, 26/10/2023
Trung Quốc khó tránh khỏi suy thoái kinh tế?
04:30, 27/09/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nguy cơ suy thoái kinh tế đang giảm dần
16:50, 24/06/2023
Châu Âu có nguy cơ suy thoái kinh tế?
12:00, 05/06/2023
Suy thoái kinh tế đã bắt đầu?
03:00, 03/05/2023
Chỉ báo suy thoái kinh tế hiện hữu?
12:25, 14/03/2023
"Phao cứu sinh" giúp EU thoát suy thoái kinh tế
06:30, 17/02/2023