Kinh tế Trung Quốc gặp phải nghịch cảnh dựa vào động lực tiêu dùng nội địa, nhưng xu hướng tiết kiệm của người dân nước này tăng kỷ lục.
>>Hé lộ lý do "núi nợ" ở Trung Quốc phình to
Từ bỏ “zero COVID” mang đến động lực phục hồi đáng kể với nền kinh tế Trung Quốc. Kịch bản tồi tệ nhất hiện đã qua và hạn chế lớn nhất đối với nền kinh tế đã được dỡ bỏ, chính phủ Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm 2023.
Tuy nhiên, giới quan sát phương Tây không còn đặt cược vào khả năng đóng vai trò “đầu kéo” của nền kinh tế số 2 thế giới như thời điểm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Mục tiêu tăng trưởng 5% cho thấy sự thận trọng của các nhà hoạch định chính sách, dĩ nhiên, đấy là con số thấp nhất trong vài thập kỷ gần đây. Sở dĩ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng thấp do tình trạng nợ địa phương, bất động sản “đóng băng” và nhu cầu tiêu dùng trong nước không bùng nổ như mong đợi.
Tân Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Cường cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế 5% không phải là mục tiêu dễ dàng. Nhu cầu thị trường thấp là vấn đề ai cũng thấy, kỳ vọng trong khu vực doanh nghiệp cùng nhà đầu tư tư nhân đang không ổn định”.
Bản năng tiết kiệm của người Trung Quốc từng là “mỏ vàng” của các nhà băng nước này. Nhờ đó, họ có thể huy động hàng chục nghìn tỷ nhân dân tệ để thực hiện các chương trình lớn mang tham vọng quốc gia ở bên ngoài như đầu tư, cho vay, tái thiết từng diễn ra sau năm 2008.
Giờ đây, khi Chính phủ Trung Quốc xác định “nhu cầu tiêu dùng nội địa” là lực đẩy chính của nền kinh tế thì việc giải phóng nguồn tiền dự trữ của 1,4 tỷ dân rất khó khăn. bởi xu hướng tiết kiệm của người dân nước này đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, gấp 3 lần so với Mỹ.
>> Thách thức tái mở cửa nền kinh tế Trung Quốc
Một nghiên cứu của CNBC cho hay, phần lớn tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc gắn liền với bất động sản. Do quy mô dân số khổng lồ nên thúc đẩy tiêu dùng ở Trung Quốc dường như bất khả thi. Ví dụ, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính, tốn trung bình 5 USD mỗi ngày cho 600 triệu người.
Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững thường đòi hỏi hai điều kiện: tổ chức nền kinh tế để tối ưu hóa nó cho tăng trưởng và nâng cao thu nhập cũng như niềm tin của các hộ gia đình.
Thay vì tập trung vào tăng trưởng, ban lãnh lãnh đạo mới của Trung Quốc đang tổ chức lại nền kinh tế để các địa phương cùng nhau phát triển các công nghệ hàng đầu và bảo vệ chuỗi cung ứng. Ưu tiên này được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về công nghệ giữa Trung Quốc với Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc làm chủ hệ sinh thái sản xuất hiệu quả nhất thế giới, nhưng việc theo đuổi các công nghệ tiên phong vẫn đòi hỏi chi tiêu vô số mà không có gì đảm bảo về lợi nhuận. Thật vậy, ngay cả sau nhiều thập kỷ được chính phủ trợ cấp, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc vẫn chậm hơn các đối thủ hàng đầu ít nhất một thập kỷ.
Trung Quốc đã và đang siết chặt quản lý khối kinh tế tư nhân vốn đảm nhiệm khoảng 60% trong tổng GDP và 80% việc làm. Điều này cho thấy, mục tiêu kinh tế bị đặt thấp hơn nhiệm vụ củng cố quyền lực chính trị. Với bước chuyển này, kinh tế Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn vĩ mô.
Có thể bạn quan tâm