Thay vì quan tâm đến những mã đã tăng mạnh, thì nhà đầu tư (NĐT) nên bình tĩnh chờ đợi cơ hội từ những mã chưa tăng giá.
VN-Index chính thức vượt qua mốc 1.000 điểm, đóng cửa tháng 9/2018 ở mức 1.017,1 điểm, tăng 2,77% so với tháng 8, đây là tháng thứ 2 tăng liên tiếp.
Cơ hội nâng hạng thị trường
Tháng 9 vừa qua có khá nhiều thông tin gây quan ngại cho giới đầu tư, từ việc Mỹ áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đến việc FED tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay. Tuy nhiên, thị trường tài chính toàn cầu vẫn diễn ra khá suôn sẻ, thậm chí còn tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm
11:06, 05/10/2018
04:39, 02/10/2018
06:40, 16/05/2018
15:01, 14/04/2018
11:05, 04/10/2018
Trong khi đó tại Việt Nam, giới đầu tư cũng tỏ ra khá lo lắng với không chỉ 2 thông tin trên mà bao gồm thông tin vĩ mô quý 3/2018. Nhiều người lo lắng tăng trưởng GDP thấp, trong khi lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, thông tin được công bố cho thấy nhiều mảng sáng tối đan xen. Điểm sáng là GDP quý 3 tăng 6,88% và tính chung 9 tháng đầu năm ước tăng 6,98% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lạm phát đã tiệm cận mục tiêu, còn chỉ số PMI sản xuất tháng 9 giảm xuống 51,5 điểm so với mức 53,7 điểm trong tháng 8.
Các NĐT cần nhìn nhận thông tin về việc FTSE Ressull đưa TTCK Việt Nam vào danh sách theo dõi, nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 là khá quan trọng. Điều này sẽ tạo tiền đề cho MSCI xem xét nâng hạng thị trường lên thành thị trường mới nổi; đồng thời sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của khối ngoại.
Dịch chuyển dòng tiền
Thị trường đã tăng mạnh kể từ đáy 890 điểm hồi đầu tháng 7, và nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh từ 20%-30%. Xét về ngành, thì 3 nhóm ngành thu hút dòng tiền khá mạnh vừa qua là dầu khí, thủy sản và dệt may. Bởi vậy, đây được cho là quãng nghỉ của những nhóm này trước khi có thêm những thông tin tích cực khác. Ngược lại, nhiều cổ phiếu chưa tăng giá, hoặc tăng không đáng kể sẽ có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, các cổ phiếu chưa tăng giá sẽ cần một thông tin mang tính đột phá. Khi đó, một lượng tiền sẽ sớm dịch chuyển từ mã tăng mạnh sang giúp giá các cổ phiếu này bứt phá.
Để thị trường có thể tạo ra tín hiệu bùng nổ, thì ngành ngân hàng vẫn phải là trọng tâm. Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh trong nhóm này đã diễn ra như BID tăng đến 61%, VCB (35%), CTG (36%)..., còn TPB, VPB tăng chưa đến 10% thì rất khó tạo ra đột biến. Vì thế trong kịch bản sắp tới, thị trường sẽ đón nhận mùa báo cáo một cách thận trọng nhất. Có nghĩa, nếu cổ phiếu chưa tăng giá nhưng kết quả kinh doanh (KQKD) tích cực có thể sẽ tăng mạnh. Ngược lại, nếu KQKD không như kỳ vọng, sẽ kéo giá cổ phiếu điều chỉnh. Với sự đan xen mã tăng và mã chưa tăng như vậy, thì VN-Index khó tiến tới vùng 1.050-1.080 điểm, dù chỉ còn khoảng cách nhỏ. Nếu nhà đầu tư (NĐT) tận dụng được cơ hội từ sự dịch chuyển của dòng tiền, thì sẽ tối ưu được lợi nhuận.