Chiều 21/11, tỉnh Lào Cai và Thương hội Quốc tế Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức Hội nghị quốc tế ngành nông sản trái cây xuất khẩu kết hợp giao thương năm 2022.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lào Cai tích cực xây dựng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Lào Cai.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Mẫu Kiến Sinh - Tổng thư ký Thương hội Quốc tế Trung Quốc tỉnh Vân Nam cho biết, những năm gần đây, các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, dịch bệnh kéo dài đã ản hưởng không nhỏ đến hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước vẫn ngày càng sâu rộng và đạt được nhiều kết quả. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN..
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Lào Cai, trong 10 tháng đầu năm 2022, do phía Trung Quốc tiếp tục duy trì thực hiện chính sách “Zero Covid”, đồng thời tại Việt Nam tình hình dịch bệnh các tháng đầu năm vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, do đó phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rất chặt chẽ.
Cụ thể như: Duy trì thực hiện việc xét nghiệm Covid-19 trên thành thùng của phương tiện, bề mặt hàng hóa; hạn chế nhập khẩu mặt hàng trái cây vận chuyển bằng xe lạnh thông quan qua cửa khẩu Kim Thành; liên tục thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu. Vì vậy, các hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới phía bắc, đặc biệt là các cửa khẩu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh; hàng hóa thông quan chậm, chi phí thông quan tăng cao, dẫn đến giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai đã giảm 40,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu cao gồm: Phốt pho vàng (597,05 triệu USD), phân bón (126,26 triệu USD), rau, củ, quả (128,47 triệu USD), sắn các loại (37,5 triệu USD), thanh long (12,36 triệu USD), máy móc, thiết bị (21,17 triệu USD), năng lượng điện (14,16 triệu USD)....
>>>Lào Cai: Khu kinh tế năng động, phát triển bền vững
Để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi thông quan tại cửa khẩu, như: Xây dựng và triển thực hiện phương án thiết lập vùng xanh không Covid-19 phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; phối hợp với phía Hà Khẩu (Trung Quốc) hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để triển khai thực hiện Phương án thí điểm lắp đặt phòng xét nghiệm PCR đối với phương tiện vận chuyển và hàng hóa xuất khẩu, điều chỉnh việc điều tiết phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đảm bảo tốc độ thông quan và giải phóng phương tiện tại cửa khẩu.
Để tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và đẩy mạnh xuất nhập khẩu hành hóa giữa hai bên, cần tối ưu hóa hợp tác ngành nghề, bám sát định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, hỗ trợ phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới, phát triển nền tảng kỹ thuật số và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo ông Hà Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai cho biết, đối với hợp tác thương mại giữa hai nước, tỉnh Lào Cai tiếp tục giữ vai trò cầu nối quan trọng giữa các địa phương của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc. Lào Cai có hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, thông suốt, kết nối tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hệ thống logistics cơ bản đáp ứng được nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hóa giữa 2 nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước sẽ tiếp tục gia tăng khi Cảng Hàng không quốc tế Sa Pa được đầu tư xây dựng.
Hiện tại, hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai rất thuận tiện, với trên 200 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu. Hoạt động thông quan hàng hóa tiếp tục được chú trọng, hiện đại hóa, nâng chất lượng phục vụ, hướng tới nền tảng cửa khẩu quốc tế số để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Lào Cai phấn đấu đến năm 2025, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 10 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, đã diễn ra chương trình giao thương trực tuyến giữa 35 cặp doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại cần thiết và thiết thực đối với việc thúc đẩy hoạt động giao thương, hợp tác thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với thị trường tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); là cơ hội cho doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logictics của Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logictics của tỉnh Vân Nam và một số tỉnh lân cận phía Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện tăng cường hợp tác, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp hai bên.
Có thể bạn quan tâm
Lào Cai: Đánh giá việc giải ngân vốn đầu tư công theo tuần
12:59, 05/11/2022
Doanh nghiệp hơn ba thập kỷ cùng tỉnh Lào Cai phát triển
00:46, 10/10/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lào Cai tích cực xây dựng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững
19:20, 06/10/2022
Công ty CP Đường bộ Lào Cai: Thông suốt những dòng chảy giao thương
18:14, 25/08/2022
Lào Cai: Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn
00:00, 09/08/2022