Lý do xuất khẩu của Trung Quốc tăng đột biến

CẨM ANH 13/07/2024 03:30

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 15 tháng qua do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu tăng mạnh.

>> Trung Quốc tung gói trái phiếu mới Kỳ II: Hiệu quả tới đâu?

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6 vừa qua tăng mạnh nhất 15 tháng trở lại đây,

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6 vừa qua tăng mạnh nhất 15 tháng trở lại đây,

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 12/7 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 6 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 308 tỷ USD, vượt qua mức tăng dự kiến là 7,44%. Mức tăng này vượt mức dự báo tăng 8% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, đồng thời cao hơn mức tăng 7,6% ghi nhận trong tháng 5.

Tuy nhiên, nhập khẩu đã chứng kiến sự suy giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 209 tỷ USD. Trước đó, giới chuyên gia dự báo mức tăng 2,8% cho tháng 6 và mức tăng thực tế của tháng 5 là 1,8%.

Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,71 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 2%. Xuất khẩu đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc trong sáu tháng qua, góp phần hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này.

“Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ trong tháng 6 cho thấy nhu cầu ở nước ngoài vẫn ở mức cao. Ngoài ra, điều này còn do  giá sản phẩm của Trung Quốc tương đối thấp khi nước này đối mặt áp lực giảm phát kéo dài”, Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng của Greater China tại Standard Chartered cho biết.

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, nhiều ý kiến cũng đang suy đoán rằng, tăng trưởng xuất khẩu cao một phần do các nhà nhập khẩu đã đặt hàng trước khi các mức thuế quan mới được áp dụng. Dự kiến, khi thuế quan từ Liên minh châu Âu và Mỹ có hiệu lực, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng sẽ chậm lại trong nửa cuối năm, trở lại mức “hợp lý” hơn là khoảng 3,6%.

Tuy nhiên, mức thặng dư thương mại tháng 6 của Trung Quốc có thể khiến nhiều nước cảm thấy lo ngại và đẩy mạnh các biện pháp hạn chế đối với hàng Trung Quốc. Quốc gia này đạt thặng dư thương mại 99,05 tỷ USD, cao nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi lại vào năm 1981.

Mỹ từ lâu đã coi thặng dư thương mại của Trung Quốc là bằng chứng về thương mại không bình đẳng và chỉ có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Theo Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Natixis: "Dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy sự khác biệt giữa sự phục hồi theo chu kỳ của nhu cầu toàn cầu và sự phục hồi kinh tế trong nước vẫn còn nhiều thách thức".

>> Dân số suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 3.6% lên 1.71 ngàn tỷ USD,

Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 3,6% lên 1,71 nghìn tỷ USD.

"Bất chấp chu kỳ tăng trưởng công nghệ toàn cầu và làn sóng năng lượng xanh hỗ trợ xuất khẩu hàng điện tử, ô tô và các sản phẩm công nghệ xanh, nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều dấu hiệu đáng lo ngại khi lĩnh vực bất động sản phục hồi chậm chạp và thiếu hỗ trợ của chính sách tài khóa", ông Gary Ng nhận định và cho biết thêm, mặc dù xuất khẩu có thể là yếu tố ổn định hiếm hoi của nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2024, nhưng vẫn còn một số rào cản do địa chính trị.

Về đối tác thương mại, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước ASEAN trong tháng 6 đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng 6,6%, đánh dấu tháng tăng trưởng tích cực thứ hai liên tiếp. Lượng hàng xuất khẩu sang Nga tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lượng hàng xuất khẩu sang EU tăng 4%.

Ông Zhichun Huang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics nhận định, xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới nhờ tỷ giá đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm, trong khi thuế quan từ Hoa Kỳ và EU dự kiến sẽ không tác động đáng kể đến tổng kim ngạch xuất khẩu trong ngắn hạn vì chúng chỉ nhắm vào một phần nhỏ kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Theo Wen Bin, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng China Minsheng, xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng đạt đỉnh vào giữa năm nay trước khi giảm, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm dự kiến vào khoảng 5%. "Nếu xuất khẩu giảm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong nước, dẫn đến giá thấp hơn và lãi suất thực tế cao hơn. Điều này có thể làm giảm đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng, khiến thị trường bất động sản tiếp tục biến động và chạm đáy sâu hơn nữa”, ông lưu ý.

Chuyên gia này cho rằng, trong bối cảnh này, Bắc Kinh dự kiến sẽ cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, trao đổi thiết bị quy mô lớn và giải phóng hàng tồn kho bất động sản trong nửa cuối năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Lại xuất hiện mẫu ô tô Trung Quốc có giá siêu rẻ tại Việt Nam

    Lại xuất hiện mẫu ô tô Trung Quốc có giá siêu rẻ tại Việt Nam

    04:21, 12/07/2024

  • Xe điện giá rẻ từ Trung Quốc, xe sang từ châu Âu, sắp tràn vào Việt Nam

    Xe điện giá rẻ từ Trung Quốc, xe sang từ châu Âu, sắp tràn vào Việt Nam

    04:13, 10/07/2024

  • Các hãng ô tô ngoại dần

    Các hãng ô tô ngoại dần "bật bãi" khỏi thị trường Trung Quốc

    04:00, 10/07/2024

  • Trung Quốc thúc đẩy đầu tư điện mặt trời ở châu Phi

    Trung Quốc thúc đẩy đầu tư điện mặt trời ở châu Phi

    03:00, 10/07/2024

  • Trung Quốc đột phá sản xuất pin lithium thể rắn

    Trung Quốc đột phá sản xuất pin lithium thể rắn

    03:30, 09/07/2024

  • Tránh thuế EU, BYD liên tục mở cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc

    Tránh thuế EU, BYD liên tục mở cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc

    03:30, 07/07/2024

  • Trung Quốc tung gói trái phiếu mới (Kỳ I): Hóa giải thách thức

    Trung Quốc tung gói trái phiếu mới (Kỳ I): Hóa giải thách thức

    02:30, 07/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lý do xuất khẩu của Trung Quốc tăng đột biến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO