Một Trung Quốc siêu cường sau 40 năm đổi mới là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó giá trị lý luận sẵn có của dân tộc này là một lợi thế.
Trung Quốc vừa kỷ niệm 40 năm mở cửa, cải cách và hội nhập. Nếu bỏ ngoài những tác động tiêu cực, nền kinh tế và “mô hình Trung Quốc” là tiêu biểu trong trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20 và sẽ còn phát huy tác dụng ít nhất vài thập kỷ tiếp theo.
Đối với nhiều người Trung Quốc là một “điều kinh ngạc lớn”, nhưng mọi chuyện có nguyên nhân của nó. Một Trung Quốc có nội lực từ nền tảng tư tưởng được tích góp qua nhiều thiên niên kỷ là điều dễ nhìn thấy.
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc là một kho tàng độ sộ bậc nhất trên thế giới - không chỉ ở trong lãnh thổ mà nó được truyền bá rộng rãi ở Đông Á, phương Tây, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã vận dụng và thành công nhất định.
Không cần liệt kê các chỉ số cũng đủ thấy Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh đến mức nào. Họ đạt dường như mọi thành tựu quan trọng, trong mọi lĩnh vực cần thiết.
Từ que tăm đến tàu vũ trụ, từ cây lúa đến sản phẩm biến đổi ren…người Trung Quốc đều làm được và làm nhanh, làm rẻ hơn thế giới. Cuốn sách “Death by China” của giáo sư người Mỹ, Peter Navarro dùng để hạch tội Trung Quốc nhưng không thể không tìm thấy trong đó phần nào sự kiêng nể với đất nước đông dân nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
06:20, 19/12/2018
06:35, 17/12/2018
09:30, 19/01/2018
Vậy đâu là nguyên nhân? Về chính trị, trước hết đó là vai trò của chiến lược gia Đặng Tiểu Bình trong khung khổ ảnh hưởng gần như tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên một Chính phủ quản lý trực tiếp, linh hoạt.
Dĩ nhiên, cái đặc sắc nhất là tính cách và khát vọng của người Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Không một dân tộc nào có thể hùng cường mà thiếu chí tiến thủ.
Người Trung Quốc tiền bối đã sản sinh và để lại cho hậu thế kho tàng tư tưởng, lý luận vô giá, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ “bách gia chư tử”. Đáng kể như học thuyết Khổng Tử dạy con người trưởng thành từ ý thức “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”.
Nho giáo ảnh hưởng xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, ở đó có thể tìm thấy cách trị quốc: “lấy dân làm gốc” của Mạnh Tử; “lễ trị” của Tuân Tử, “pháp trị” của Hàn Phi Tử…
Ngày nay Nho giáo vẫn cho thấy giá trị thực tiễn trong việc quản lý đất nước, sắp xếp và định hình các giá trị xã hội…nó có tác dụng làm quốc thái, dân an, ắt sẽ dẫn đến một kết quả tốt trong lĩnh vực kinh tế.
Đạo giáo rèn luyện con người biết ứng xử với thế giới thực tại, tư tưởng “vô vi - không làm gì mà không gì không làm” rất có giá trị với thời điểm mà Trung Quốc “dấu mình chờ thời” và bứt lên khi đủ điều kiện.
“Chủ nghĩa Đại Hán” - bị phê phán, nhưng đó là đặc sắc của đất nước này, nếu xét ở góc độ nào đó chủ nghĩa này cho thấy sự khát khao làm chủ, khát khao thịnh vượng, khát khao vượt lên trên tất cả những dân tộc khác. Đó chính là tính cách cần có của một quốc gia chưa khi nào thôi muốn tiến lên!
Lịch sử chiến tranh dai dẳng còn để lại vô số bài học quý báu mà nhiều thế hệ con cháu đại Hán vận dụng rất hiệu quả vào thương trường, chính trị, ngoại giao… tài sản tiêu biểu nhất không thể không nhắc đến là “Binh pháp Tôn Tử”.
Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh. Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu.
Tôn Tử nói: “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn”.
“Ba mươi sáu kế” của Tôn Tử có thể vận dụng vào mọi lĩnh vực. Tác phẩm này nổi tiếng trên toàn thế giới, là cuốn sách gối đầu dường của chính trị gia, thương gia và cả những người muốn “hơn tất thảy mọi người”.
Những năm đầu của thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu tiếp thu lý luận Marx - Lenin, trong khi Liên Xô thoái trào vào năm 1991 thì Trung Quốc vẫn đứng vững. Trước đại hội XV (1997) Đảng Cộng sản Trung Quốc, thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” bắt đầu được biết đến.
Đến đại hội lần thứ XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khẳng định phát triển đất nước theo con đường “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đây là cốt lõi lý luận dẫn đến sự phát triển thần kỳ.
Đó là sự vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác, kết hợp với chủ nghĩa dân tộc mà công đầu thuộc về Mao Trạch Đông. Bước nhảy vọt lý luận lần này là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong bối cảnh mới của cả Trung Quốc và thế giới.
Với những thành tựu nổi bật là: Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện” do Giang Trạch Dân chủ trương; quan điểm phát triển khoa học và lý luận về xây dựng xã hội hài hòa do Hồ Cẩm Đào chủ trương.
Thật khó để kể ra hết người Trung Quốc đã sử dụng hệ tư tưởng sẵn có để kết hợp với tinh thần thời đại trong phát triển đất nước. Nhưng nếu nhìn nhận một cách toàn diện thì sự phong phú về tư tưởng, lý luận là một lợi thế.
Sự thành công của Trung Quốc hôm nay, và cả trong quá khứ họ đã là nước lớn có vai trò không thể thiếu của ý thức hệ được tạo ra trong quá trình phát động “xã hội học tập”.
Bài 2: “Công xưởng thế giới”