MWG, DWG và FRT kinh doanh ra sao trong quý IV/2023?

Diendandoanhnghiep.vn Bối cảnh kinh tế 2023 đặt ra nhiều thách thức cho ngành bán lẻ, đặc biệt, với các ngành hàng không thiết yếu, khi tình hình sản xuất, xuất khẩu, việc làm kém khả quan đã tác động tiêu cực đến sức mua.

>>>Xu thế phát triển đa kênh giữ ngành bán lẻ ổn định

Bối cảnh kinh tế 2023 đặt ra nhiều thách thức cho ngành bán lẻ, đặc biệt với các ngành hàng không thiết yếu.

Bối cảnh kinh tế 2023 đặt ra nhiều thách thức cho ngành bán lẻ, đặc biệt với các ngành hàng không thiết yếu.

Theo Chứng khoán Tiên Phong (TPS), trên thị trường chứng khoán, lợi nhuận của ngành bán lẻ bị chi phối bởi các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết bị điện tử gia dụng, máy tính, điện thoại như MWG, DWG và FRT (chiếm 80%-90%). Do đó, diễn biến kết quả kinh doanh kém sắc của những doanh nghiệp này sẽ kéo kết quả của cả ngành đi xuống.

Theo số liệu thống kê của 23/32 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết công bố Báo cáo tài chính quý IV/2023, doanh thu toàn ngành chỉ tăng nhẹ lên 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, DGW tăng trưởng khá, với 19% so với cùng kỳ nhờ kết quả khả quan của các mảng điện thoại, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng và hàng tiêu dùng vẫn tăng trưởng tốt. Trong khi MWG và FRT chỉ tăng trưởng nhẹ 2,7% so với cùng kỳ do sức mua giảm mạnh đối với các sản phẩm điện thoại, máy tính…

Về lợi nhuận, toàn ngành đạt 9.556 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý IV/2023, giảm 13,3% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp còn 16,2% thấp hơn cùng kỳ 19,3% do các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo cùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cuối năm khiến biên lợi nhuận thu hẹp.

Lợi nhuận sau thuế toàn ngành giảm 67% so với cùng kỳ, đạt 342 tỷ đồng trong quý IV/2023. Luỹ kế cả năm 2023, toàn ngành đạt doanh thu 221.393 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.120 tỷ đồng, giảm 80,6% so với cùng kỳ.

Đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể, với FRT, doanh thu từ chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục là lực đỡ của doanh nghiệp này, khi doanh thu tăng gần 60% so với cùng kỳ, đạt 4.794 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu chuỗi FPT Shop giảm 27% so với cùng kỳ, xuống 3.964 tỷ đồng do sức mua yếu.

Về lợi nhuận, Long Châu ghi nhận khoản lỗ sau thuế khoảng 15 tỷ đồng do phát sinh một số khoản chi phí one-off từ các hoạt động chi thưởng, chi phí huỷ hàng cận date, chi phí đóng cửa một số cửa hàng FPT Shop, chi phí đầu tư trung tâm tiêm chủng và chuyển đổi số. Tương tự, lợi nhuận của chuỗi FPT Shop tiếp tục gặp khó với lợi nhuận sau thuế âm 88 tỷ đồng. Về khả năng sinh lời, TPS nhận thấy biên lợi nhuận gộp của Long Châu và FPT Shop đều thu hẹp nhẹ so với cùng kỳ, đạt lần lượt 11,4%, giảm 0,4 đpt và 22,6%, giảm 0,2 đpt.

Tổng kết, FRT đạt doanh thu 8.690 tỷ đồng quý IV/2023, tăng 2,7% so với cùng kỳ và 31.849 tỷ đồng trong cả năm 2023, tăng 5,6% so với năm trước; doanh nghiệp ghi nhận quý lỗ thứ 4 liên tiếp với lợi nhuận sau thuế  âm 103 tỷ đồng trong quý IV và âm 329 tỷ đồng trong cả năm 2023.

Với MWG, doanh thu thuần đạt 3.1421 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn 90 tỷ đồng trong quý IV/2023, giảm mạnh 85,4% so với cùng kỳ và 168 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 95,9% so với năm trước do doanh số bán hàng của chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh (chiếm 71%) giảm mạnh.

Riêng chuỗi Bách hóa xanh vẫn tăng trưởng tốt, với mức tăng 31% so với cùng kỳ trong quý IV/2023 và tăng 17% trong cả năm 2023, đạt 31.600 tỷ đồng nhờ: Triển khai nhiều chương trình ưu đãi; Quản lý tốt chất lượng sản phẩm và mở rộng thị phần, đặc biệt là mặt hàng tươi sống. Bên cạnh đó, doanh thu năm 2023 của các chuỗi An Khang, Avakids và Erablue cũng tăng trưởng mạnh lần lượt 43%, 80% và gấp 20 lần so với cùng kỳ.

Với DGW, doanh thu thuần trong quý IV/2023 đạt 4.849 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng điện thoại di động (chiếm xấp xỉ 46% doanh thu thuần) tăng 24% so với cùng kỳ, do quý IV là cao điểm của mảng này cùng với sự ra mắt của Iphone15; mảng thiết bị văn phòng, tăng 41,6% so với cùng kỳ; mảng đồ gia dụng, tăng 30,7% so với cùng kỳ, nhờ sự đóng góp của các sản phẩm gia dụng Whirlpool và mảng hàng tiêu dùng, tăng 56,9% so với cùng kỳ.

Ngược lại, doanh thu thuần từ mảng Laptop & Máy tính bảng (chiếm 22,1% doanh thu thuần quý IV) giảm 9,8% so với cùng kỳ, do sự giảm tốc của nền kinh tế. Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần của DGW đạt 18.818 tỷ đồng, giảm 14,7% so với năm trước, đạt 94,1% kế hoạch cả năm và Lợi nhuận sau thuế đạt 362 tỷ đồng, giảm 47% so với năm trước, và hoàn thành xấp xỉ 91% kế hoạch cả năm.

TPS đánh giá, dù thị trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, song kết thúc năm 2023, chỉ số ngành bán lẻ vẫn đạt mức hiệu suất sinh lời 19,5% so với đầu năm, vượt trội so với VN-Index (+12,2%). Kết quả lợi nhuận kém sắc trong 2023 đã kéo EPS của các doanh nghiệp đi xuống đáng kể, qua đó, khiến cho định giá P/E tăng vọt. P/E của ngành đang giao dịch ở mức 86,6 lần, cao gấp 4 lần bình quân 3 năm gần nhất. Do đó, TPS cho rằng, định giá hiện tại đã phản ánh vượt kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng phục hồi của ngành.

“Chúng tôi cho rằng sức tiêu dùng sẽ chưa có nhiều cải thiện trong quý I/2024 khi chi tiêu của người tiêu dùng vẫn dè sẻn sau 1 năm kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên, với môi trường lãi suất đang giảm được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến nhu cầu chi tiêu trong thời gian tới”, TPS đánh giá.

Đánh giá về triển vọng năm 2024, Công ty Chứng khoán này duy trì quan điểm thận trọng với yếu tố thuận lợi như: Nhu cầu đối với mặt hàng ICT cải thiện nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu phục hồi; Nghị định 94 gia hạn chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến giữa năm 2024; Cải cách chính sách tiền lương từ 01/07/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%.

Bên cạnh đó, các yếu tố bất lợi cũng được đơn vị này chỉ ra như: Thị trường điện thoại, điện máy đã bão hòa và cuộc chiến giảm giá đang diễn ra gay gắt, tạo áp lực lên khả năng phục hồi; Xu hướng tiêu dùng 2024 chú trọng hơn vào các mặt hàng thiết yếu, ngoài ra, theo khảo sát của VISA, tại Việt Nam, 43% người dùng được hỏi kỳ vọng sẽ để dành nhiều khoản tích luỹ cá nhân hơn trong 2024 – cao hơn trung bình khu vực (36%).  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết MWG, DWG và FRT kinh doanh ra sao trong quý IV/2023? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714364825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714364825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10