Ngành bán lẻ: Tiềm năng tăng trưởng từ mô hình bán lẻ hiện đại

Diendandoanhnghiep.vn Tăng trưởng ngành bán lẻ kỳ vọng đạt 12-14% trong các năm tới nhờ vào nền kinh tế phục hồi, thu nhập người dân cải thiện, và tiềm năng tăng trưởng của các ngành hàng mới.

>>>Doanh nghiệp bắt tay đào tạo nguồn nhân lực ngành bán lẻ Việt Nam

Duy trì đà hồi phục

Tăng trưởng ngành bán lẻ kỳ vọng đạt 12-14% trong các năm tới nhờ vào nền kinh tế phục hồi, thu nhập người dân cải thiện, và tiềm năng tăng trưởng của các ngành hàng mới.

Tăng trưởng ngành bán lẻ kỳ vọng đạt 12-14% trong các năm tới nhờ vào nền kinh tế phục hồi, thu nhập người dân cải thiện, và tiềm năng tăng trưởng của các ngành hàng mới.

Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam cho biết, trong 10 tháng năm 2023, tổng doanh thu Bán lẻ Hàng hóa và Dịch vụ đạt 5.105 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, dù tình hình kinh tế có nhiều thử thách nhưng đà tăng trưởng vẫn duy trì ở mức ổn định so với năm 2022.

Theo Shinhan Việt Nam, ngành Bán lẻ và Dịch vụ ở Việt Nam gồm 4 mảng chính: Bán lẻ hàng hóa; Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Du lịch lữ hành; Dịch vụ khác. Trong đó, nhóm “Bán lẻ hàng hòa” đóng góp gần 80% doanh thu toàn ngành bán lẻ. Sau năm dịch COVID-19, doanh thu từ “Bán lẻ hàng hóa” vẫn tăng trưởng ổn định, cho thấy mức độ bền vững của ngành bán lẻ Việt Nam.

“Chúng tôi ước tính tổng doanh thu Bán lẻ Hàng hóa và Dịch vụ của Việt Nam năm 2023 đạt 6.198 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu từ “Bán lẻ hàng hóa” vẫn sẽ duy trì đóng góp khoảng 78%, ước tính đạt 4.836 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ”, Shinhan Việt Nam ước tính.

Công ty Chứng khoán này cho rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ có dấu hiệu tích cực trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023. Tuy sự bùng nổ và cải thiện hạ nhiệt dần từ cuối năm 2022 do tình hình kinh tế biến động và người dân có xu hướng ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, nhóm “Bán lẻ hàng hóa” vẫn duy trì tăng trưởng ở mức ổn định so với năm các năm trước.

Các nhà bán lẻ lớn ở Việt Nam được chia làm các nhóm: Đại siêu thị/trung tâm phân phối; Trung tâm thương mại; Siêu thị; Siêu thị mini/cửa hàng chuyên dụng; Siêu thị điện máy; Bán lẻ trực tuyến. Xu hướng dịch chuyển mua sắm thực phẩm và hàng FMCG từ kênh chợ truyền thống sang các kênh bán lẻ hiện đại ngày càng rõ nét.

Theo Euromonitor, thị phần thị trường bán lẻ thực phẩm và FMCG năm 2022 chiếm 88,5%. Tổng số lượng điểm bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini,…) là hơn 7.000 điểm bán, chỉ bằng 1% so với tổng số điểm bán ở kênh bán lẻ truyền thống. Quy mô thị trường bán lẻ bách hóa của Việt Nam hiện đạt hơn 50 tỷ USD và tăng trưởng với tốc độ khoảng 10%/năm. Thị trường có độ phân mảnh cao khi 90% thị phần nằm ở hơn 9.000 chợ truyền thống và 2,2 triệu tạp hóa nhỏ lẻ.

“Đây là thị trường giàu tiềm năng, là cơ hội cho các chuỗi bách hóa hiện đại (Bách hóa Xanh của MWG) nếu bài toán tối ưu hóa chi phí, vận hành đạt hiệu quả song song với việc mở rộng chuỗi được giải quyết”, Shinhan Việt Nam đánh giá.

TMĐT trở thành kênh bán lẻ tiềm năng

Đánh giá về triển vọng ngành bán lẻ Việt Nam, Shinhan Việt Nam cho biết, theo dữ liệu lịch sử, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa thường cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Vì vậy, kỳ vọng tăng trưởng GDP tích cực và cải thiện từ năm 2024 sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ sẽ duy trì từ 12-14% so với năm trước ở các năm sau.

Bên cạnh đó, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cải thiện, cùng tỷ lệ lạm phát được Nhà Nước duy trì ở mức ổn định (~3%) sẽ là chất xúc tác giúp ngành bán lẻ và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững sau giai đoạn phục hồi.

Cũng theo Shinhan Việt Nam, ngành bán lẻ hàng điện tử có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại ở những năm gần đây. Tuy nhiên, chu kỳ thay mới các thiết bị ICT từ giai đoạn giãn cách xã hội (khiến nhiều cá nhân phải học và làm việc tại nhà 2020-2021) dự báo sẽ quay lại vào cuối năm 2023 và mạnh mẽ hơn trong năm 2024.

Công ty Chứng khoán này cũng cho rằng, ngoài kênh bán lẻ truyền thống, nhóm bán lẻ thông qua kênh thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng phổ biến nhờ những tiện ích, sự kết nối giữa bên bán và nhiều đối tượng khách hàng.

Sau giai đoạn COVID-19, người dân Việt Nam hình thành nhiều thói quen mới như làm việc, học tập tại nhà, đặt thức ăn online, mua sắm online,… Chính phủ cũng khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2020, giúp các ví điện tử, sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi thói quen mua sắm, thanh toán và lượng người dùng gia tăng trong những năm qua.

Thương mại điện tử trở thành một kênh bán lẻ tiềm năng và được nhiều nhà bán lẻ chú ý, tích hợp vào chiến lược bán hàng Omni-channel. Năm 2022, doanh thu từ thương mại điện tử toàn cầu ước đạt 5,8 nghìn tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hơn 70% doanh thu có giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại thông minh.

“Hoạt động TMĐT ở Việt Nam tiếp tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, có đến 74,8% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến. Các mặt hàng được mua sắm online thay vì offline nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (69%), thiết bị, đồ dùng gia đình (64%), đồ công nghệ và điện tử (51%)”, Shinhan Việt Nam thông tin.

Công ty Chứng khoán này cũng chi ra những cơ hội của ngành Bán lẻ Việt Nam như: Đại dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ TMĐT ngày càng tăng, tạo thói quen mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn; Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh và Internet ngày càng tăng giúp thị trường TMĐT (vốn có sự cạnh tranh cao giữa các tập đoàn TMĐT lớn) ngày càng phát triển và thịnh hành ở Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) giúp thúc đẩy nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng; Thu nhập theo hộ gia đình ngày càng cải thiện cùng tần lớp trung lưu ngày càng tăng sẽ thúc đẩy mức thu nhập khả dụng, tăng cơ hội cho các nhà bán lẻ. Người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các mô hình mua sắm, giải trí, trung tâm thương mại theo phong cách phương Tây. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng sẽ thu hút nhiều hơn các nhà bán lẻ lớn trong nước và quốc tế…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành bán lẻ: Tiềm năng tăng trưởng từ mô hình bán lẻ hiện đại tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714381996 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714381996 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10