Các nhà ngoại giao Mỹ - Nhật - Hàn đã nhóm họp tại Maryland để bàn cách đối phó Triều Tiên.
Cả lý luận và thực tiễn bang giao quốc tế cho thấy, thông thường, để một mối quan hệ đi vào quỹ đạo mong muốn của nhau thì hai bên phải đạt được những lợi ích tương ứng.
Nó xảy ra đối với hầu hết các mối quan hệ đang tồn tại trên địa cầu. Còn lại, nguyên nhân cuối cùng dẫn đến hục hặc, xung đột là không hài hòa lợi ích, quan điểm trái nghịch, Mỹ - Triều là một ví dụ.
Năm 2018, ông D. Trump lần lượt quyến rũ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến với hai mô hình phát triển. Đầu tiên là Singapore - điển hình cho một quốc gia phát triển thịnh vượng khi theo mô hình phương Tây, Washington ngụ ý vai trò của Mỹ trong việc biến một hòn đảo nghèo thành “con rồng châu Á”.
Sau đó là Việt Nam - điển hình cho mối quan hệ từ bị Mỹ xâm lược, đến đối tác, bạn bè với Mỹ mà vẫn giữ được lối đi riêng theo con đường “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Không nói nhưng ai cũng biết Washington sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận để cho Bình Nhưỡng lựa chọn một trong hai con đường này, với điều kiện Bắc Hàn từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Kết quả đã rõ, ông Kim bỏ ngang hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội, điều này gián tiếp đưa ra câu trả lời: Triều Tiên quyết chọn con đường quân sự hóa đất nước, bằng mọi giá dùng quân sự để bảo vệ thành quả cách mạng, kinh tế chỉ là thứ yếu.
Từ thời điểm rời Hà Nội, ông Trump không nhắc đến Triều Tiên thêm một lần nào nữa, rõ ràng Nhà trắng nhận thấy quan điểm bản lề hai bên quá xa nhau. Bài toán khó mang tên Triều Tiên một lần nữa rơi vào tay Tổng thống Joe Biden.
Trong khi nội các mới ở Mỹ chưa có động thái gì thì Triều Tiên phóng tên lửa hành trình (ngày 21/3) và tên lửa đạn đạo (ngày 25/3) để thử phản ứng của Nhà trắng. Điều này cho thấy, ông Kim đang muốn “nói gì đó” với Mỹ.
Hai vụ phóng tên lửa cũng làm đau đầu các nhà đàm phán phía Mỹ. Ngày 2/4 của các cố vấn an ninh Mỹ - Nhật - Hàn tại bang Maryland (Mỹ) để “đuổi hình bắt chữ” từ hành động của Bình Nhưỡng!
Chính Ngoại trưởng Antony Blinken cũng băn khoăn, không biết nên sử dụng biện pháp “gây áp lực bổ sung” hay con đường “ngoại giao phù hợp” nào khác có thể hữu ích!?
Đồng thời ba bên Mỹ - Nhật - Hàn cũng nghiên cứu “vai trò của Trung Quốc” trong chuỗi động thái cứng rắn của Triều Tiên suốt 3 năm qua. Dự cảm này là đúng, song rất khó đánh giá mức độ và tính chất của nó.
Dù cho ngoại giao hay gia tăng sức ép đều không có hiệu quả với Bình Nhưỡng nếu như các cam kết không đi vào thực chất các mong muốn của ông Kim. Bắc Hàn muốn tự quyết, họ luôn coi Mỹ là kẻ thù và không có quyền can thiệp vào bất cứ việc gì của quốc gia họ.
Nhưng Mỹ thì không nghĩ vậy, từ thập niên 50 đến nay Mỹ không hề xem Triều Tiên là kẻ thù, nói đúng hơn họ xem đất nước này là “nguy cơ” tiềm ẩn làm mất an ninh và lợi ích Mỹ.
Trung Quốc rõ ràng có vai trò rất lớn với Triều Tiên - không những là đường huyết mạch duy nhất giúp ông Kim nhập khẩu hàng hóa mà còn đảm bảo cho đường lối chính trị của Bình Nhưỡng.
Đổi lại, Triều Tiên như tiền đồn duy nhất còn lại ở phía Đông Bắc Trung Quốc, cách đó không xa là Hàn Quốc, Nhật Bản đã tạo thành vòng cung phong tỏa con đường tiến ra Thái Bình Dương.
Nếu Bắc Hàn ngả về phía phương Tây, sẽ là mối họa an ninh đe dọa Bắc Kinh. Chính vì vậy, ông Tập sẽ cố gắng duy trì một Triều Tiên “gai góc” không dễ khuất phục.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Triều Tiên “cất tiếng nói” vào lúc này?
06:30, 26/03/2021
Triều Tiên tiếp tục gửi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ và các đồng minh
14:30, 25/03/2021
Mỹ - Hàn thắt chặt quan hệ, Triều Tiên bất ngờ lên tiếng
05:30, 17/03/2021
Lợi dụng COVID-19 tin tặc Triều Tiên lên kế hoạch tấn công 6 quốc gia
06:34, 20/06/2020
Nước sôi lửa bỏng: Ông Tập toan tính gì với Triều Tiên?
15:00, 21/06/2019
Lối thoát cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên
06:00, 14/05/2019
Tiếp tục phóng tên lửa: Triều Tiên gây sức ép đến ai?
06:45, 10/05/2019