Mỹ và “tam giác sắt” phong tỏa Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/04/2021 05:45

Ở châu Á, “tam giác sắt” được hình thành bởi Nhật Bản - Úc - Mỹ, ngoài ra còn có Hàn Quốc và New Zealand.

Quan hệ Mỹ - Trung ngày một xấu

Quan hệ Mỹ - Trung ngày một xấu

“Đồng minh của Mỹ” là thuật ngữ rất quen thuộc khi nói đến các mối quan hệ quốc tế. Nhưng chúng ta thường hay nhầm tưởng hoặc đồng nhất giữa mức độ quan hệ “thân thiết” và “đồng minh”.

Thực ra, một quốc gia được xem là đồng minh của Mỹ được hiểu theo nghĩa là Mỹ sẽ sẵn lòng bảo vệ trong trường hợp nước đó bị tấn công. Tức là có ký kết các hiệp ước liên minh quân sự như trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia và thành viên NATO.

Điểm cốt lõi của quan hệ đồng minh chính thức là cam kết hành động chung khi một bên bị tấn công vũ trang. Tuy nhiên, các hiệp ước của Mỹ với các đồng minh khác nhau có thể có khác biệt trong điều kiện hành động.

Như vậy, trong cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, người Mỹ chỉ trông chờ vào các quốc gia đã ký cam kết cho quân đội Mỹ đồn trú, ngược lại Mỹ có trách nhiệm “hành động” khi đồng minh bị tấn công.

Ở châu Á, “tam giác sắt” được hình thành bởi Nhật Bản - Úc - Mỹ, ngoài ra còn có Hàn Quốc và New Zealand. Hệ thống đồng minh này đã bao phủ một vùng quan trọng trên bản đồ thế giới.

Nhật Bản án ngự ở phía Bắc Biển Đông kéo dài xuống phía Nam hàng vạn km là Australia, ở giữa có căn cứ Guam; hệ thống quần đảo lớn nhất Đông Nam Á chính là Philippines. Nếu Washington thuyết phục được Ấn Độ thì Trung Quốc hoàn toàn không có đường tiến ra biển.

Hơn 70 năm qua, hệ thống đồng minh đóng vai trò rất quan trọng giúp Mỹ duy trì quyền lực số một, cùng sát cánh với Mỹ trong rất nhiều cuộc chiến chống khủng bố, Syria, Afghanistan, Iraq, đặc biệt phải kể đến thắng lợi trong “Chiến tranh lạnh” sau thế chiến II.

Chẳng hiểu sao ông Trump một mực than phiền “bị đồng minh lợi dụng”, khăng khăng yêu cầu thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP - nhưng thật ra trong mối quan hệ được gọi là đồng minh này nước Mỹ thu được rất nhiều ích lợi. Nói đơn giản, trong vòng 70 năm qua, Mỹ không thể duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu nếu không có sự ủng hộ của các đồng minh.

Lợi thế có sẵn của Mỹ ở châu Á chính là hệ thống đồng minh vận hành bằng cam kết chặt chẽ. Điều này giải thích vì sao Tổng thống Joe Biden lập tức vực dậy quan hệ với đồng minh sau khi nhậm chức.

Lực lượng Mỹ hiện có rất hùng hậu ở châu Á - Thái Bình Dương

Lực lượng Mỹ hiện có rất hùng hậu ở châu Á - Thái Bình Dương

Mỹ, Nhật Bản và Australia lập “tam giác sắt” để tạo ra một sự tích hợp về quân sự. Chìa khóa cho chiến lược liên minh 3 quốc gia là sự hòa nhập giữa quân đội của 3 nước trên, đặc biệt là sự tích hợp các trang thiết bị và vũ khí.

Cụ thể, đầu tiên là sự tích hợp của hệ thống phòng thủ tên lửa. Lực lượng hải quân của Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ có tàu tuần dương lớp Ticonderoga; tàu khu trục lớp Arleigh Burke, Atago và Kongo, Hobart và Melbourne.

Tiếp đến là tích hợp hệ thống tiêm kích thế hệ thứ 4 thứ 5 như F35, cộng với tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, Seawolf và Los Angeles tạo thành lực lượng tàu ngầm tấn công dưới nước ở cả các vùng biển sâu và xa.

Thiết lập hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa từ xa có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Do vậy, họ có thể hình thành hàng chục nhóm phòng thủ tên lửa trên biển.

Đó là những lý do cơ bản để ông Biden quyết tâm gia cố quan hệ với đồng minh. Nhưng bối cảnh không còn dễ như trước. Bởi sau 4 năm cầm quyền ông Trump làm rệu rã nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Bắc Kinh mạnh lên không ngừng về kinh tế lẫn quân sự, sẵn sàng chìa củ cà rốt hoặc cây gậy đối với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Khi có hơn 1 sự lựa chọn, các đồng minh của Mỹ có thể mặc cả để giải tỏa sức ép gia tăng chi phí quốc phòng trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska

    Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska

    06:29, 22/03/2021

  • Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska (Bài 2)

    Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska (Bài 2)

    06:00, 24/03/2021

  • Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?

    Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?

    05:04, 01/12/2020

  • Điểm sáng bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Trung

    Điểm sáng bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Trung

    07:12, 30/10/2019

  • “Bức màn sắt công nghệ

    “Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 2]

    06:33, 24/06/2019

  • “Bức màn sắt công nghệ

    “Bức màn sắt công nghệ", mối đe dọa mới quan hệ Mỹ - Trung [Bài 1]

    07:20, 21/06/2019

  • Mối quan hệ Mỹ - Trung: Quá quan trọng để bỏ qua

    Mối quan hệ Mỹ - Trung: Quá quan trọng để bỏ qua

    13:00, 12/01/2019

  • Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”

    Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”

    05:30, 12/12/2018

  • Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung

    Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung

    11:02, 16/09/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ và “tam giác sắt” phong tỏa Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO