"Nắn" chứ không nên "siết" dòng vốn tín dụng bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, cần chọn lọc và phân loại thị trường bất động sản theo từng phân khúc, nhà đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp, tránh tình trạng “siết” đồng loạt dễ gây khủng hoảng thị trường…

>> Kiểm soát tín dụng bất động sản: Cần có sự… chọn lọc

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương. Theo đó, đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (trong đó có kinh doanh bất động sản, chứng khoán), Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, bảo đảm an toàn hoạt động.

Cụ thể, hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Giám sát chặt chẽ và có những cảnh báo sớm về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng đưa nội dung thanh tra về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành đối với các cuộc thanh tra pháp nhân định kỳ hàng năm.

Chuyên gia lo ngại việc

Chuyên gia lo ngại việc "siết" tín dụng bất động sản đồng loạt sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây khủng hoảng thị trường - Ảnh minh họa

Và tại Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới đây, như khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đơn vị này cũng bổ sung quy định “kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của tổ chức tín dụng”.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng dư nợ tín dụng bất động sản tại ngày 31/5 là 2,33 triệu tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 12,31% so với cuối năm ngoái và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của nền kinh tế là 9,35%. Nhưng trên thực tế, tín dụng kinh doanh bất động sản là 786.000 tỷ đồng, chỉ đạt mức tăng trưởng 8,4%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của nền kinh tế 9,35%. Từ đó cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua nhà khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn so với trước đây.

Vì vậy theo các chuyên gia, quan niệm đánh đồng bất động sản là ngành rủi ro nên phải hạn chế hay “siết” tín dụng là sai lầm, vấn đề nằm ở chất lượng tín dụng, có những dự án cần tiếp tục đẩy tín dụng lên và có dự án cần phải ngắt nguồn tín dụng không thể đánh đồng tất cả thị trường bất động sản là một.

Cách hiểu rủi ro thị trường bất động sản là rủi ro chung mà không có sự phân biệt trong phân khúc nào hay tại sao lại rủi ro ở những thời điểm khác nhau cần phải được cân nhắc và xem xét, bởi thị trường bất động sản bao gồm nhiều phân khúc và có nhà phát triển bất động sản, nhà đầu tư, nhà đầu cơ cho từng loại phân khúc. Thế nên, không thể áp dụng chính sách chung “siết” tín dụng cho toàn thị trường, mà phải áp dụng cho từng phân khúc, từng thời điểm và thậm chí là từng nhà đầu tư.

Vì vậy, Việc hướng tín dụng vào phân khúc, dự án lành mạnh bền vững sẽ đảm bảo chất lượng cho thị trường bất động sản và chất lượng khoản tín dụng - Ảnh minh họa

Vì vậy, việc hướng tín dụng vào phân khúc, dự án lành mạnh bền vững sẽ đảm bảo chất lượng cho thị trường bất động sản và chất lượng khoản tín dụng - Ảnh minh họa

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh, ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản nhìn chung chưa có dấu hiệu bong bóng. Nếu cắt nguồn tín dụng bất động sản đồng loạt, không phân biệt dự án tốt, dự án xấu, chắc chắn sẽ khiến thị trường gặp nhiều rủi ro. Và nếu thị trường bất động sản gặp khó khăn, thị trường tài chính có thể khó khăn theo.

“Việc hướng tín dụng vào phân khúc, dự án lành mạnh bền vững sẽ đảm bảo chất lượng cho thị trường bất động sản và chất lượng khoản tín dụng. Hay nói cách khác, có những dự án cần tiếp tục đẩy tín dụng và có dự án cần phải ngắt nguồn tín dụng. Không thể áp dụng chính sách siết tín dụng chung cho toàn thị trường, mà phải có chính sách riêng cho từng phân khúc, từng thời điểm và thậm chí là từng nhà đầu tư”, TS. Vũ Đình Ánh bày tỏ.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát và “nắn” chứ không nên “siết” dòng vốn tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay đối với các chủ đầu tư có uy tín, dự án có tính khả thi, cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở, để xây dựng, sửa chữa nhà.

“Ngân hàng Nhà nước không nên vì một số ít doanh nghiệp có sai phạm, vi phạm pháp luật mà siết quá chặt, siết quá đà, siết cả doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật đang chiếm đa số trong nền kinh tế”, ông Châu nhấn mạnh.

Và tại Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững trước đó, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính cũng từng khẳng định: “không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Nắn" chứ không nên "siết" dòng vốn tín dụng bất động sản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713462942 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713462942 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10