Ngoại giao kinh tế là nhịp cầu đưa Đà Nẵng vươn xa trên thế giới

Diendandoanhnghiep.vn TP. Đà Nẵng sẽ đề ra các kế hoạch dài hạn, phương hướng và trọng tâm ngoại giao kinh tế đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 theo 4 định hướng.

Chiều ngày 12/3,  UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức "Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế 2016-2020". Trong giai đoạn 2021-2025, công tác ngoại giao kinh tế tại thành phố Đà Nẵng sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn, chú trọng bám sát tình hình mới, quán triệt các chủ trương, chính sách quan trọng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII.

Đầu tiên, thành phố Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo về chính trị thế giới, những xu hướng mới về dịch chuyển kinh tế toàn cầu để phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển tổng thể của thành phố. Tiếp đó, Đà Nẵng cũng tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ ngành Trung ương, các nguồn lực và lợi thế sẵn có, chú trọng đối ngoại đa phương để đẩy mạnh hội nhập, giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển, nhu cầu thực chất của địa phương, khai thác hiệu quả các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP...

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng nhận địnhp/thành phố Đà Nẵng cũng tiếp tục chủ động đổi mới hình thức, quy mô, cách thức triển khai ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong tình hình mới.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng nhận định thành phố Đà Nẵng cũng tiếp tục chủ động đổi mới hình thức, quy mô, cách thức triển khai ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong tình hình mới.

Đồng thời, thành phố Đà Nẵng cũng tiếp tục chủ động đổi mới hình thức, quy mô, cách thức triển khai ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong tình hình mới. Cuối cùng, Đà Nẵng sẽ nỗ lực nâng cao trình độ, năng lực về hội nhập quốc tế cho cơ quan địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mối liên hệ, hợp tác với cộng đồng kiều bào, chuyên gia, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trao đổi tại Hội nghị, ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng nhìn nhận công tác ngoại giao kinh tế đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, triển khai các chương trình kinh tế đối ngoại. Đồng thời cũng phát huy tối đa nội lực của địa phương về vị trí địa lý, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nhân lực và các lợi thế so sánh để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

"Ngoại giao kinh tế đã kết hợp hài hoà với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hoá, góp phần mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác, các thị trường tiềm năng. Có thể nói, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã bắt những nhịp cầu đưa Đà Nẵng trở thành nơi giao lưu thương mại, quảng bá sản phẩm. Là điểm đến đầu tư đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm đến du lịch được yêu thích hàng đầu của du khách trong và ngoài nước", ông Hồ Kỳ Minh nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, thành phố luôn muốn lắng nghe các chia sẻ góc nhìn trong công tác ngoại giao kinh tế về những hạn chế cần được cải thiện, những định hướng, giải pháp trong thời gian tới. Trong khi tình hình thế giới luôn biến đổi, đòi hỏi sự nhạy bén và thích ứng từ chính quyền và doanh nghiệp, ông Hồ Kỳ Minh tin rằng những cầu nối hiệu quả từ công tác ngoại giao kinh tế sẽ hỗ trợ tích cực cho cả chính quyền và doanh nghiệp cùng phát triển.

Theo báo cáo của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thành phố Đà Nẵng vẫn triển khai công tác ngoại giao kinh tế giai đoạn 2016-2020 một cách đồng bộ, toàn diện, sáng tạo và linh hoạt. Nhờ đó thành phố đã thích ứng với tình hình, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, đạt được nhiều kết quả nổi bật trong xúc tiến kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế, kết nối với các đối tác tiềm năng, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch...

Đà Nẵng là cực phát triển kinh tế của miền Trung, đầu tàu phát triển của toàn bộ khu vực. Và tất cả sự phát triển của kinh tế miền Trung đều có sự đóng góp của Đà Nẵng.

 Ông Nguyễn Văn Thảo - Thư ký Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao nhận địnhĐà Nẵng là cực phát triển kinh tế của miền Trung, đầu tàu phát triển của toàn bộ khu vực. Và tất cả sự phát triển của kinh tế miền Trung đều có sự đóng góp của Đà Nẵng.

Trước đó vào năm 2015, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án tổng thể "Ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020" nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, nhiệm vụ phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI đã đề ra. Quá trình thực hiện Đề án đã đem lại những kết quả tích cực về kinh tế đối ngoại cũng như làm sâu sắc và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương, tổ chức, tập đoàn kinh tế, định chế tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó, Đà Nẵng dẫn xây dựng được hình ảnh một thành phố phát triển năng động và thương hiệu địa điểm đầu tư đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến du lịch được yêu thích, thành phố của các sự kiến quốc tế mang sức lan tỏa lớn...

Trong 5 năm qua, thành phố đã thu hút được 530 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đăng ký 1.045,4 triệu USD, 6 dự án sử dụng nguồn vốn ODA với khoảng 5.933,7 tỷ đồng. Ngoài ra có 351 chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài với tổng kinh phí hơn 597,9 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 7.622 triệu USD, tăng bình quân 5,7%/năm; nhập khẩu ước đạt 6.522,7 triệu USD, tăng bình quân 1,7%/năm. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng tốt, đạt 29,15%/năm.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với 45 địa phương của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều thỏa thuận được ký kết và triển khai với các định chế tài chính quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn, công ty nước ngoài nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển thành phố, cũng như công tác quảng bá, kết nối đầu tư, thương mại, du lịch. Đà Nẵng cũng đã tham gia nhiều mạng lưới quốc tế, nâng cao vị thế của thành phố như CityNet, Asia Pacific City Summit, ASEAN Smart City Network...

Cùng trao đổi tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thảo - Thư ký Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao nhận định TP. Đà Nẵng là một trong những thành phố đầu tiên xây dựng kế hoạch chiến lược tổng hợp dài hạn về ngoại giao kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Đà Nẵng đã đạt được những kết quả rất tích cực trong giai đoạn qua.

Quang cảnh "Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế 2016-2020".

"Đà Nẵng có vị thế hết sức quan trong trong công tác đối ngoại của đất nước kể cả chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Về mặt chính trị, Đà Nẵng là trung tâm miền Trung của đất nước nên có vị trí hết sức quan trọng về không gian an ninh của đất nước, khu vực miền Trung, khu vực biển đông, khu vực trung tâm của tam giác phát triển của Việt Nam – Lào – Campuchia", ông Thảo cho hay.

Cũng theo ông Thảo, Đà Nẵng là cực phát triển kinh tế của miền Trung, đầu tàu phát triển của toàn bộ khu vực. Và tất cả sự phát triển của kinh tế miền Trung đều có sự đóng góp của Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các di sản, khu vực giàu văn hoá truyền thống đầy đủ bản sắc văn hoá Việt Nam. Đây là những vị thế rất mạnh của Đà Nẵng trong công tác đối ngoại.

"Có rất nhiều động lực để Đà Nẵng tiếp tục cất cánh và phát triển, Đà Nẵng sẽ tiếp tục là một trong những địa phương có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước", ông Nguyễn Văn Thảo khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Thảo - Thư ký Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao lưu ý Đà Nẵng cần tập trung nghiên cứu 05 nội dung trong thời gian tới.

Thứ nhất, là thông tin, tham mưu cho lãnh đạo thành phố. Chúng ta đang sống trong môi trường biến động rất nhanh, và có nhiều biến động khó lường. Công tác đối ngoại phải thực sự là những cái ra-da nắm bắt tình hình, thông tin của thế giới để kiến nghị kịp thời cho lãnh đạo thành phố trong chỉ đạo điều hành.

Thứ hai, với những thành tựu đạt được về kinh tế trong giai đoạn qua, có thể nói giai đoạn này Đà Nẵng cần có chương trình hết sức trọng điểm trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế. Đà Nẵng có quyền lựa chọn các đối tác xứng đáng, tầm cỡ để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế. Là thành phố đáng sống, là 1 điểm đáng đến nên chúng ta có quyền lựa chọn những du khách cao cấp, sang trọng đến với Đà Nẵng. Như vậy, cần có kế hoạch tổng thể, trong đó có định hướng rõ ràng những hướng ưu tiên về phát triển kinh tế Đà Nẵng. 

Thứ ba, khi chúng ta nhắm đến các đối tác ở tầm cao hơn, thì cách làm, cách triển khai cũng cần phải chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Chỉ có như vậy mới thu hút được những dòng đầu tư, những đối tác bạn bè đến với Đà Nẵng.

Thứ tư, Đà Nẵng đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư thích đáng cho những chương trình ngoại giao kinh tế, trong đó đầu tư về tài chính, đầu tư về thông tin, con người và thời gian.

Thứ năm, là tăng cường hiệu quả phối hợp trong công tác ngoại giao kinh tế, phối hợp giữa Đà Nẵng với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các khu vực miền Trung; các bộ, ngành, các cơ quan ta đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngoại giao kinh tế là nhịp cầu đưa Đà Nẵng vươn xa trên thế giới tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714015955 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714015955 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10