Nguyên nhân nào khiến chứng khoán châu Á chạm đáy 14 tháng?

Cẩm Anh 12/09/2018 16:59

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang đã khiến cổ phiếu của phần lớn doanh nghiệp Trung Quốc lao dốc, kéo chứng khoán châu Á chạm đáy 14 tháng qua.

hiên bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày thứ Hai đã kéo thị trường chứng khoán châu Á xuống mức thấp nhất

Phiên bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 10/9 vừa qua đã kéo thị trường chứng khoán châu Á xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua.

Phiên bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 10/9 vừa qua đã kéo thị trường chứng khoán châu Á xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua.

Vào sáng 12/9, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ còn cách 10 điểm nữa là sẽ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014, bất chấp trên tờ báo Security Daily đã đăng tải 1 bài viết khuyến nghị các nhà đầu tư nên bắt đầu mua vào.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán toàn cầu liên tục chìm trong “biển lửa” vì đâu?

    Chứng khoán toàn cầu liên tục chìm trong “biển lửa” vì đâu?

    15:29, 06/09/2018

  • Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    04:01, 09/09/2018

  • Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?

    Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?

    07:15, 01/09/2018

  • Chiến tranh thương mại đang

    Chiến tranh thương mại đang "gặm nhấm" doanh nghiệp toàn cầu

    04:30, 30/08/2018

  • Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?

    Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?

    11:49, 27/08/2018

  • Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    06:00, 18/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:p/“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    11:00, 17/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Nội bộ Trung Quốc

    Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại

    11:00, 10/08/2018

Nguồn tin từ Reuters cho biết, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,9% trong phiên đầu tuần, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Tuần trước, chỉ số này đã giảm 3,5%, mức giảm tuần mạnh nhất kể từ giữa tháng 3/2018. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,4%; chỉ số Shanghai Composite giảm 0,3%; chỉ số Nikkei N225 của Tokyo giảm 0,4%; chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,3%...

Chứng khoán châu Á và các thị trường mới nổi đã phải đối mặt với áp lực bán liên tục trong những tháng gần đây trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ- Trung leo thang, và lo ngại về cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. 

Tuy nhiên, các thị trường khác đã phục hồi nhẹ. Phố Wall đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 11/9 vừa qua khi Apple dẫn đầu một đợt tăng của các cổ phiếu công nghệ.

Các chuyên gia đánh giá, thị trường chứng khoán Trung Quốc cần nhiều lực đẩy hơn ngoài mức giá rẻ để có thể đảo chiều trong ngắn hạn. Trong trung hạn, việc bán tháo ở thị trường chứng khoán sẽ chưa chấm dứt. Đáy sẽ chỉ xuất hiện khi nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ và Trung Quốc kết thúc chương trình giảm nợ.

Cùng với đó, nỗi lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc cũng là một trong những yếu tố đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư. Những áp lực từ chiến dịch giảm tỷ lệ đòn bẩy trong hệ thống tài chính của Trung Quốc đã dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ tăng lên và thanh khoản sụt giảm. 

Theo ông Mohamed A. El-Erian, Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SE, cuộc chiến tranh thương mại leo thang khi Tổng thống Trump dọa áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là một tromg những yếu tố tác động lớn nhất đến thị trường chứng khoán Trung Quốc. 

Trước lời de dọa của Trump, Bắc Kinh đã khẳng định sẽ đáp trả bằng những biện pháp thuế quan có quy mô tương xứng. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc lớn hơn nhiều so với lượng hàng Trung Quốc nhập từ Mỹ, nên Trung Quốc không đủ khả năng đấu với Mỹ trong dài hạn.

Một số tập đoàn lớn của Trung Quốc đã lên tiếng quan ngại về sự leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước trong các bản báo cáo tài chính của mình. Điển hình trong số đó là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) – ngân hàng có tài sản lớn nhất thế giới - cho biết vào cuối tháng trước, một thách thức chính mà ngân hàng đang phải đối mặt là sự gia tăng bất ổn và thiếu sự chắc chắn trong môi trường quốc tế, đặc biệt là sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế Mỹ - Trung.

Trong khi đó, các công ty có mã giao dịch hạng A tại sàn giao dịch chứng khoán Đại Lục, không bao gồm Hồng Kong, cũng đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Hãng hàng không China Southern cho biết, trong nửa cuối năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã làm gia tăng áp lực, khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh. Đồng thời, ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc cũng phải đối mặt với giá dầu tăng cao và những biến động phức tạp của Nhân dân tệ (CNY). Điều này tạo ra những thách thức ngắn hạn không hề nhỏ cho thị trường Trung Quốc nếu chính phủ không có những biện pháp can thiệp mạnh tay.

Đại diện Ngân hàng Phát triển Shanghai Pudong đánh giá, sự suy giảm của CNY càng làm tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm tăng sự lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước này. 

Giới chuyên gia dự báo trong nửa cuối năm nay, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của kinh tế Trung Quốc. Theo đó, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm hơn nhiều so với nửa đầu năm nay.

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, mà một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng gặp những thách thức không hề nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nguyên nhân nào khiến chứng khoán châu Á chạm đáy 14 tháng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO