OPEC+ không còn lựa chọn nào khác

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 03/12/2023 03:00

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm khoảng 2,2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ đầu năm 2024.

Theo đó, mức giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày trong đợt này đến từ 8 nhà sản xuất dầu thô, trong đó mức cắt giảm lớn nhất là từ hai nhà cung cấp hàng đầu là Saudi Arabia và Nga.

Nga thông báo nước này sẽ nâng mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện lên đến 500.000 thùng/ngày, từ đầu năm 2024 và kéo dài đến hết quý I/2024.

OPEC+ sẽ có thể áp dụng bổ sung các biện pháp cắt giảm sản lượng

OPEC+ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ

>> Lộ diện lý do OPEC+ bất đồng về sản lượng dầu

Nhiều áp lực vây quanh

Suốt một năm qua, Saudi Arabia - thành viên quan trọng nhất của tổ chức này đã nỗ lực hỗ trợ giá dầu bằng phương pháp truyền thống, kêu gọi các thành viên và đối tác chiến lược cắt giảm nguồn cung ra thị trường khoảng 9 triệu thùng/ngày. Trong khoảng thời gian này, giá dầu Brent dao động từ 80 - 98 USD/thùng.

Mức giá này chưa làm Saudi Arabia an tâm, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ rệt; khủng hoảng địa chính trị ở Đông Âu, Trung Đông “đánh gục” triển vọng phục hồi kinh tế từ năm sau. Do vậy, Saudi Arabia muốn OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, mục tiêu bình ổn giá dầu gặp phải sự phản ứng từ các thành viên. Từ tháng 10/2023, Nga quyết định hạ mức cắt giảm, tăng thêm 20.000 thùng/ngày. Nhóm thành viên châu Phi không muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng, vì dầu mỏ là nguồn thu chính yếu; Angola, Congo, Algeria và Nigeria đang vật lộn với tình trạng kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, nợ công cao, thiếu ngoại tệ mạnh để giao dịch quốc tế, đáo hạn các khoản vay.

Dầu mỏ đang bước vào giai đoạn “thị trường con gấu” - tức là giảm giá sâu. Thực tế này vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng kinh tế suy yếu, bất ổn địa chính trị leo thang, thay đổi chính sách và tâm lý lo lắng của nhà đầu tư lan rộng.

Suy giảm kinh tế tất yếu dẫn đến hệ quả giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, trong đó dầu mỏ đóng vai trò nòng cốt. Khi các chỉ số kinh tế không thuận lợi, ắt dẫn đến tình trạng bán tháo tài sản để bảo vệ lợi nhuận. Sự tăng lên của hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến nhà đầu tư hoảng loạn, góp phần làm giảm giá trị tài sản.

 Giá dầu thô thế giới đang có xu hướngbr class=

Giá dầu thô thế giới đang có xu hướng giảm mạnh

OPEC+ đã chốt phương án?

Nhiều nhà phân tích cho rằng Tổ chức này sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm 2024.

>> OPEC+ "rạn nứt", Nga soán ngôi Saudi Arabia

Thứ nhất, giữa tháng 11/2023, giá dầu WTI trên thị trường New York đã giảm 4,9%, còn giá dầu Brent ở London thoái lùi 4,6% xuống 77,42 USD/thùng. Điều đó cho thấy dầu tồn kho ở Mỹ đang ở mức cao. Theo dự báo, lượng dầu dự trữ của khối OECD và Mỹ chững lại đến năm 2024 với trữ lượng 2,5 tỷ thùng.

Ông Han Zhong Liang, nhà phân tích chiến lược của ngân hàng Standard Chartered nhận định: “Chuỗi dữ liệu vĩ mô yếu kém, cùng với dự trữ dầu thô của Mỹ ngày càng tăng, đã gây ra làn sóng bán tháo dầu”. Trong khi đó, trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm, báo hiệu sự suy giảm nhu cầu ở nước tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới.

Thứ hai, Trung Quốc - nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới trong năm 2023, đã lấp đầy kho dữ trữ sau khoảng thời gian dài tiêu thụ dầu Nga ở mức nhiều chưa từng có. Các nhà máy lọc dầu nước này đã giảm công suất trong tháng 10. Trong khi thừa dầu, nền kinh tế số 2 thế giới tăng trưởng chậm lại.

Thứ ba, nguồn cung dầu mỏ bên ngoài OPEC+ đang tăng lên, đặc biệt tại khu vực Nam Mỹ. Mới đây, chính phủ Brazil đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 4 thế giới. Trong khi đó, nguồn dầu bị trừng phạt do chiến sự Nga - Ukraine tìm cách quay lại thị trường. Theo Rystad Energy, xuất khẩu dầu của Nga đã vượt mục tiêu của nước này khoảng 400.000 thùng/ngày trong tháng 10/2023.

Thứ tư, trong quá trình tồn tại và phát triển, OPEC luôn luôn bị “soi” bởi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về chính sách chống biến đổi khí hậu. Các nhà hoạt động môi trường ở châu Âu cho rằng, đã đến lúc năng lượng hóa thạch phải đối diện với sự thật, các nhà sản xuất phải chọn lựa giữa biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng “sạch”. Nhiều khả năng COP28 sẽ nối tiếp COP26, tăng cường hơn nữa chính sách hạn chế đầu tư, tài chính cho lĩnh vực năng lượng hóa thạch.

Vì vậy, các chuyên gia của Golman Sachs dự báo, OPEC+ sẽ cố gắng duy trì giá dầu ở mức 80-100USD/thùng vào năm 2024 bằng cách giữ mức sản lượng vừa phải và tận dụng sức mạnh định giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Với NOPEC, Mỹ có dễ

    Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC?

    03:00, 27/05/2023

  • OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    12:00, 10/10/2022

  • Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

    Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

    05:00, 02/03/2022

  • OPEC và Nga ký

    OPEC và Nga ký "thỏa thuận lịch sử", giá dầu có được cứu?

    05:30, 14/04/2020

  • Dầu sẽ

    Dầu sẽ "nổi" khi Nga, Mỹ và OPEC bắt tay?

    06:00, 04/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
OPEC+ không còn lựa chọn nào khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO