Hiện tại, các quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đối với thị trường dầu mỏ đã bị thu hẹp đáng kể.
Sự suy giảm quyền lực
Ngày 1/7/2019, khi OPEC cùng các liên minh lại nhất trí gia hạn cắt giảm sản xuất thêm 9 tháng, thông báo của liên minh này vốn đã mờ nhạt. Giá dầu không những không tăng, nó còn di chuyển theo hướng ngược lại – chẳng phải do OPEC cắt giảm mà bởi vì thị trường đã không còn quan tâm.
Từ giá đóng cửa phiên 67,52 USD ngày 28/6, dầu Brent giảm còn 65,01% ngày 1/7 và sau đó lao xuống mốc 62,72% ngày tiếp theo. Điều này cho thấy, OPEC đã thua cuộc chiến nguồn cung. Giới quan sát đánh giá, OPEC mất 1% thị phần mỗi năm trong 7 năm qua. Cho dù có tiếp tục cắt giảm bao lâu chăng nữa, nó vẫn không thể gây ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm
03:59, 22/09/2019
07:00, 18/09/2019
06:30, 17/05/2019
05:00, 16/03/2019
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến OPEC suy giảm tầm ảnh hưởng trong những năm vừa qua là do các quốc gia đã phải chật vật đỡ giá dầu trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi vì chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thông tin từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường dầu nhiều hơn so với các tín hiệu của OPEC hiện nay. Điều này cũng được thể hiện qua việc giá dầu thiết lập mức đỉnh trong 2 tuần trước đồn đoán cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã được hình thành sơ bộ.
Chuyên gia Black Gold Investors, ông Gary Ross nhận định, sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, vốn luôn chuyển thành sự sụt giảm năng lượng.
"Những lo ngại về nền kinh tế suy thoái đã tác động đến ngành công nghiệp dầu mỏ, khiến các thị trường dầu rơi vào đợt bán tháo mạnh trước mối đe dọa áp thuế của tổng thống Trump. Chừng nào thỏa thuận đình chiến chưa được kí kết, thị trường dầu mỏ sẽ còn nhiều biến động", ông cho biết.
Cùng với việc vụ tấn công cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arabia ngày 14/9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường dầu thế giới đã khiến OPEC buộc phải cắt giảm sản lượng và khó tăng sản lượng trong trường hợp cần thiết.
Điều này đã dẫn đến việc, trong khi OPEC cố gắng cắt giảm nguồn cung và mất thị phần thì Mỹ và một số quốc gia khác kiên trì sản xuất dầu đá phiến. Nói cách khác, OPEC đang từ bỏ sản xuất và Mỹ đang chiếm lĩnh thị phần.
Đáng chú ý, trên thực tế, Mỹ đang ngày càng trở thành một nhà sản xuất và tiêu thụ xăng dầu lớn. Vai trò của Mỹ trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ ngày một tăng lên, khi nước này bắt đầu xuất khẩu dầu từ Gulf Coast. Mặt khác, Mỹ đang trên đường trở thành nhà xuất khẩu ròng khi quốc gia này xuất khẩu dầu diesel, xăng và nhiên liệu khác. Điều này có khả năng sẽ biến Mỹ trở thành trung tâm giao dịch năng lượng lớn nhất trên thế giới.
Nỗ lực của OPEC
Hiện nay, gánh nặng của OPEC là phải chứng minh rằng họ vẫn có những công cụ phù hợp để ngăn sự sụt giảm của giá dầu có nguyên nhân không nhỏ từ chính sách của Nhà Trắng. Các thỏa thuận hạn chế nguồn cung dầu của OPEC và sự suy giảm sản lượng dầu ngoài ý muốn ở Iran và Venezuela đã khiến thị phần của OPEC trên thị trường dầu lửa toàn cầu sụt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Xa hơn việc tiếp tục hạn chế sản lượng, thách thức đối với OPEC hiện nay là chứng minh rằng khối vẫn có khả năng thay đổi những xung lực tác động lên giá dầu khi thị trường bị phủ bóng bởi những nỗi lo về chiến tranh thương mại và sự vươn lên của những quốc gia khác bao gồm Brazil, Trung Quốc...
Các quốc gia OPEC đang tham vọng sẽ lấy lại được một phần thị phần vì chỉ thấy hai quốc gia ngoài OPEC là Brazil và Kazakhstan biểu hiện sự tăng trưởng sản lượng có ý nghĩa ngoài giữa năm 2020.
Bên cạnh đó, sự trở lại của Nga cũng đang được kỳ vọng sẽ giúp OPEC tái khẳng định vị trí trên thị trường dầu mỏ. Trong những năm gần đây, vai trò của Nga trong các quyết sách của OPEC+ đã được nêu bật. Moskva đang nổi lên trở thành đối tác tin cậy đối với các thành viên của OPEC, trong đó có cả các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Chính Nga cùng với Saudi Arabia đã đóng vai trò quyết định trong những bước đi của OPEC+, góp phần xây dựng cơ chế hợp tác theo hướng các bên cùng có lợi, xét về khía cạnh bình ổn giá dầu. Với vị thế đang ngày một củng cố, Nga có khả năng giúp OPEC hạn chế những sức ép từ Washington, qua đó góp phần định chính sách chung của OPEC+.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố nước này và OPEC có một mục tiêu chung là giữ cho thị trường dầu lửa cân bằng và có thể đoán định. Đồng thời, Nga sẽ tiếp tục hợp tác với OPEC trong thỏa thuận hạn chế sản lượng khai thác dầu để giúp OPEC tiếp tục duy trì sự cân bằng trên thị trường năng lượng toàn cầu