Phát triển bền vững thủy sản (Kỳ 1): 3 vấn đề thách thức

Diendandoanhnghiep.vn Theo ICAFIS, 3 thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam khi phát triển bền vững là: Môi trường, kinh tế và các vấn đề xã hội.

>>> Sớm có quy hoạch vùng nuôi thủy sản dài hạn

Nhiều lợi thế để phát triển bền vững

Ngành thủy sản có quá trình hội nhập sớm và trên 90% các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu, đi khoảng 164 quốc gia trên thế giới. Với vị thế là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô và giá trị sản xuất lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Ngành thủy sản đang được hậu thuẫn về chính sách để hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: DDDN TV

Ngành thủy sản đang được hậu thuẫn về chính sách để hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: DĐDN TV

Ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Khai thác và Nuôi trồng thủy sản bền vững (ICAFIS) chia sẻ về cơ hội phát triển bền vững ngành thủy sản tại vùng ĐBSCL có 2 tiềm năng lớn: Thứ nhất là, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực sông nước, khí hậu ổn định và ôn hoà, rất phù hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích lớn, điều kiện thời tiết ôn hòa. Hai là, vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển có độ sâu vừa phải, đa dạng các loài, việc phát triển hoạt động khai thác thủy sản cũng như vấn đề nuôi trồng thủy sản ven biển, nuôi trồng thủy sản vùng khơi rất thuận thiện và phát triển, kể cả thời tiết, khí hậu và vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên.

Bên cạnh đó, ông Lập cũng cho rằng hoạt động phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam còn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ. Trong 5 năm trở lại đây, từ 2017 đến 2022, liên tục có những chính sách, chương trình nổi bật nhằm hỗ trợ cũng như định hướng cho ngành thủy sản trong phát triển bền vững. Trong số đó có thể kể đến: Nghị quyết 120/2017 của Chính Phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghị quyết 14/2014 định hướng mở cửa Chuỗi liên kết nông nghiệp bền vững cho toàn miền Nam; Quyết định 885/2020 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030; Quyết định 79/2018 ban hành Kế hoạch hành đồng Quốc gia phát triển bền vững ngành Tôm đến năm 2025.

Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt cho thấy, mục tiêu đến năm 2045 là phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học - công nghệ tiên tiến, có vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Đây vừa là cơ hội mới, vừa là thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới.

3 thách thức có dễ hóa giải?

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế mà ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, tạo bước đà để phát triển thì cũng đối mặt với không ít khó khăn. Theo ICAFIS, 3 thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam khi phát triển bền vững là: môi trường, kinh tế và các vấn đề xã hội.

Để phát triển bền vững, thủy sản Việt Nam cần hóa giải 3 thách thức

Để phát triển bền vững, thủy sản Việt Nam cần hóa giải 3 thách thức

Đầu tiên là vấn đề môi trường, ngành thủy sản Việt Nam cần có nhiều hơn nữa các biện pháp làm sao để giảm thiểu đến mức tối đa các cái tác động xấu của vấn đề nuôi đến môi trường xung quanh. Trong đó, liên quan đến nguồn đất, nguồn nước, hệ sinh thái và liên quan đến động vật hoang dã và quý hiếm.

Cái thứ hai liên quan đến vấn đề về xã hội, việc đầu tiên trong bền vững ngành thủy sản là phải đảm bảo vấn đề về trách nhiệm xã hội đối với người lao động làm việc trong các trại nuôi, giảm thiểu các tác động xấu cũng như là các cái mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh.

Cuối cùng là liên quan đến vấn đề về hài hòa về phát triển kinh tế, ngành thủy sản Việt Nam cần phải chọn các mô hình canh tác bền vững, giả dụ như mô hình sinh thái, hữu cơ, mô hình nuôi sử dụng vi sinh, mô hình là nuôi sử dụng các cái năng lượng điện tái tạo như: điện mặt trời, điện gió, điện biogas, … để giảm thiểu các tác động đối với môi trường. Hay là các mô hình tương ứng với biến đổi khí hậu, mô hình sử dụng thân thiện với môi trường trong khai thác, đến khi đó sẽ đáp ứng các cái tiêu chí về phát triển bền vững mà các cái nhà mua hàng cũng như là các nước nhập khẩu quốc tế người ta đưa ra.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia phát triển thủy sản bền vững Glen Illing cho rằng ô nhiễm, tái chế hay tín chỉ cacbon là các tiêu chí ảnh hưởng hướng lớn nhất khi thực hiện phát triển bền vững ngành thủy sản. “Theo tôi, các tiêu chí ở đây là ô nhiễm, tái chế, tín chỉ các-bon, … Việt Nam đang đi theo hướng đúng nhưng chậm hơn so với các nước khác” – Ông Glen Illing chia sẻ.

Còn qua lăng kính của doanh nghiệp, khó khăn lớn lại xuất phát từ chính hoạt động sản xuất. Theo ông Ngô Quốc Tuấn, Phó giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt nhận định, 3 khó khăn lớn mà doanh nghiệp đang gặp phải là nguyên liệu, quy mô và hoạt động chế biến. Một trong số đó là quy mô hoạt động nuôi trồng hiện nay vẫn mang tính nhỏ, lẻ theo từng cá nhân dẫn đến việc tiếp nhận các tiêu chuẩn mới trong nuôi trồng hay các giải pháp khoa học công nghệ còn yếu kém và chưa đạt được hiệu quả.

Dù là góc nhìn của doanh nghiệp hay từ các nhà hoạch định, chuyên gia thì với quy mô nhỏ và manh mún như hiện nay, việc thực hiện bền vững thủy sản là điều không dễ. Do đó, cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và Nhà nước cùng nhau hỗ trợ, hình thành mô hình liên kết chuỗi trong phát triển bền vững phát triển thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và tại Việt Nam nói chung.

Phát triển thủy sản bền vững (Kỳ 2): Từ con giống đến thức ăn

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển bền vững thủy sản (Kỳ 1): 3 vấn đề thách thức tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714184983 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714184983 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10