Hơn 35 gian hàng, với đủ các loại sản phẩm xanh tại phiên chợ khởi nghiệp Mai An Tiêm đã tăng cường kết nối khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ, thanh niên khởi nghiệp tụ họp về tỉnh Thanh Hóa.
>>Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM năm 2021
Ngày 14/5, tại khuôn viên Trường Đại Học Hồng Đức (Thanh Hóa), Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức phiên chợ Mai An Tiêm lần thứ nhất.
Lấy cảm hứng từ sự tích Mai An Tiêm khi bị đày ra đảo hoang (là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay), bằng ý chí và nghị lực của mình đã khởi nghiệp thành công với nghề trồng dưa hấu. Phiên chợ khởi nghiệp Mai An Tiêm nhằm truyền cảm hứng và tinh thần khởi nghiệp tới các bạn sinh viên, thanh niên đã đang và sẽ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Phiên chợ Mai An Tiêm lần thứ nhất có sự tham gia của 36 đơn vị đến từ nhóm sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham dự như: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Đắc Lắk…
Tham dự phiên chợ, người mua không chỉ được lựa chọn, dùng thử các đồ thủ công, sản phẩm, nông sản xanh - sạch, thân thiện với môi trường mà còn được nghe người bán kể những câu chuyện về quá trình làm ra sản phẩm, về sự nỗ lực của mình với khách hàng.
>>Khởi nghiệp từ mô hình trải nghiệm nông trại
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, cán bộ Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Đại học Hồng Đức. Để tạo sân chơi giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên Trường Đại học Hồng Đức cũng như của thanh niên, học sinh trong toàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận, tạo cơ hội gặp gỡ và giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, nhà phân phối, nhà đầu tư; giúp sinh viên Trường Đại học Hồng Đức có cơ hội trải nghiệm và học tập cách thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm từ chính những đơn vị tham gia phiên chợ, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Ban tổ chức Phiên chợ khởi nghiệp Mai An Tiêm mong muốn tạo ra phiên chợ xanh, sạch và chất lượng nhất để sinh viên khởi nghiệp, đồng thời lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng.
Các sản phẩm được bày bán là sự sáng tạo của các chủ thể dựa trên tài nguyên bản địa phong phú của địa phương như: Nông sản tươi ngon, ẩm thực xứ Thanh, phụ kiện Handmade và các sản phẩm khởi nghiệp khác...
Đến với phiên chợ, các bạn trẻ được làm quen với việc kinh doanh, buôn bán, để tích lũy cho mình thêm kinh nghiệm khởi nghiệp. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ sẽ hỗ trợ một phần chi phí cho nhóm sinh viên tham gia gian hàng để các em học sinh, sinh viên không có quá nhiều áp lực về mặt chi phí và có cơ hội học hỏi trực tiếp từ các anh chị đi trước. Đây sẽ là nơi để các bạn sinh viên thử nghiệm phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm, ý tưởng của mình trước khi đưa vào sản xuất lớn.
Trao đổi với bạn Trần Thị Hồng, chủ Nông trại hoa hồng hữu cơ tại xã Cẩm Bình, Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết, phiên chợ hôm nay vô cùng nhộn nhịp, chúng tôi cảm nhận được không khí vui vẻ giữa cả người mua và người bán. Ngoài kết nối thương mại là những câu chuyện học hỏi nhau của nhiều bạn khởi nghiệp tại các địa phương về đây. Gian hàng ở sân trường đại học Hồng Đức có không gian rộng thoáng mát, chúng em được ban tổ chức hỗ trợ miễn phí hoàn toàn không gian bày bán và tổ chức giao lưu tại đây.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng mô hình đại học khởi nghiệp là xu hướng của Ngành giáo dục đào tạo
01:21, 13/05/2023
Doanh thu khủng với ý tưởng khởi nghiệp từ ốc bươu đen
01:54, 12/05/2023
Công ty khởi nghiệp Buyo huy động vốn hướng đến phát triển bền vững
01:35, 14/05/2023
Sở KH&CN Nam Định ký bản ghi nhớ với các đơn vị trong hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia
16:43, 11/05/2023
KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhiều giải pháp hỗ trợ
16:00, 11/05/2023
Khởi nghiệp thành công từ cây hương thảo
01:49, 09/05/2023
Công ty khởi nghiệp Instruqt của Hà Lan huy động thành công 15 triệu euro
08:47, 08/05/2023