Đó là nội dung chính của hội thảo “Phòng tránh rủi ro trong thương mại quốc tế và dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả kinh doanh” vừa diễn ra tại Hải Phòng.
Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
Chương trình do Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cơ quan chủ quản Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) và Văn phòng Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ViEF (Văn phòng Ban IV) tổ chức.
Doanh nghiệp chủ động, linh hoạt ứng phó
Hội thảo giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics có được các kiến thức nghiệp vụ thực tiễn nhất , phòng tránh các rủi ro, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển sau đại dịch.
Buổi hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa giúp doanh nghiệp có kiến thức thực tế liên quan đến ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, phòng tránh rủi ro trong nghiệp vụ vận tải cũng như kinh nghiệm giải quyết tranh chấp phát sinh.
Đặc biệt, chương trình có sự tham gia diễn thuyết của Luật sư Ngô Khắc Lễ - Trọng tài VIAC, Hòa giải viên độc lập, thành viên Tiểu Ban tư vấn pháp luật VLA và ông Nguyễn Tương - Chuyên gia thương mại quốc tế, Cố vấn cấp cao VLA.
Để doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ hơn luật hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài cũng như đề phòng trường hợp bị lừa đảo, Luật sư Ngô Khắc Lễ đã đưa ra một số lưu ý trước và sau khi ký (thực hiện) hợp đồng thương mại quốc tế: Điều tra thương nhân; cảnh giác với giá bất thường; Điều khoản về hợp đồng độc lập; kiểm tra địa chỉ emai, nhận biết giả mạo email để lừa đảo…với dẫn chứng là các vụ án kinh tế điển hình: mất tiền trả trước mua nhôm của Hong Kong, mua dầu giá rẻ của Malaysia, bán dịch vụ vận chuyển giá cao cho Malaysia…
Còn đối với chuyên gia thương mại quốc tế Nguyễn Tương, thông qua một số vụ án như xuất xoài tươi sang Trung Đông, xuất đồ gốm sang Úc, bán ô tô cho Hàn Quốc… đã hướng dẫn các doanh nghiệp một số kiến thức liên quan đến vận đơn đích danh, về telex release/surrendered B/L, giúp doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm về vận dụng nghiệp vụ vận tải để phòng tránh rủi ro thương mại quốc tế.
Ngoài ra, thông qua hội thảo, doanh nghiệp được giới hoạt động và lĩnh vực hỗ trợ trọng tâm của Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (Dự án IPSC - do USAID tài trợ, AED làm chủ dự án) cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trịnh Thị Hương, Trưởng phòng tổng hợp chính sách, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: Việt Nam hiện nay đã kí kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Việc kí kết này góp phần giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và có cơ hội đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội còn nhiều thách thức, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại khá thụ động khi tìm hiểu đối tác, bạn hàng cũng như các kĩ năng trong việc thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế…Nhiều doanh nghiệp chưa có cán bộ chuyên môn về xuất nhập khẩu để kiểm soát hợp đồng, kết nối đối tác quốc tế thông qua các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện về đầu tư thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu thông tin.
“Thời gian qua, vụ việc 17 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ với các lô hàng gửi đến nước ngoài, nguy cơ mất trắng hàng. Đây là ví dụ rõ nét cho các doanh nghiệp Việt nam cần có sự chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt, đặc biệt kiến thức về hợp đồng thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các nguy cơ khi giao dịch với đối tác nước ngoài. Thông qua dự án Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC), Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Logistics TP Hải Phòng tổ chức buổi hội thảo với mục đích tích cực trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức với chuyên gia, đồng thời ghi nhận băn khoăn, vướng mắc, kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp để sửa đổi dự án cho phù hợp, góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh”, bà Hương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng khẳng định: Trong những gần đây, hội nhập quốc tế là động lực chính, giúp nước ta dành được những thành tựu đáng tự hào, chúng ta là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện quan trọng giúp ta cải thiện mối quan hệ song phương, củng cố chuỗi giá trị toàn cầu. Khi phạm vi thị trường ngày càng mở rộng, chúng ta càng phải đề cao hơn nữa cảnh giác với những rủi ro, kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh rất cần thiết. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Hiệp hội Logistics Hải Phòng đại diện cho các doanh nghiệp trong hiệp hội được tham gia hội thảo vô cùng thiết thực và bổ ích này.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
01:06, 30/05/2022
Hải Phòng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
12:52, 27/05/2022
Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải kêu cứu vì ùn tắc hàng hóa tại Đình Vũ
11:40, 28/05/2022
Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC)
Chương trình hội thảo còn là cơ hội giới thiệu tới các doanh nghiệp một dự án hỗ trợ kinh doanh mang tính thực tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế một cách chuyên nghiệp, bài bản.
Bà Lê Thu Hiền, Phó Giám đốc Dự án IPSC giới thiệu: Dự án mong muốn hợp tác với các hiệp hội và thông qua đó kết nối các doanh nghiệp hội viên đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường, hay gặp khó khăn về tăng trưởng môi trường kinh doanh. Dự án gồm 4 hợp phần: chú trọng nâng cao năng lực của doanh nghiệp về quản trị kinh doanh; tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ đổi mới sáng tạo, tiếp cận tài chính; phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp đưa ra những thúc đẩy cải cách về môi trường kinh doanh; liên kết tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp với thị trường. Chương trình hỗ trợ 3 nhóm đối tương doanh nghiệp bằng 5 gói hỗ trợ. Trong vòng 5 năm, dự án cố gắng hỗ trợ 60 doanh nghiệp tiên phong đưa sản phẩm Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Với tổng vốn tài trợ hơn 36 triệu USD, Dự án IPSC do Bộ Kế hoach và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triến Quốc tế Mỹ (USAID) khởi động, dành cho đối tượng là các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và đang tăng trưởng (doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh dưới 500 lao động) và các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Thông qua các gói hỗ trợ, các đơn vị này sẽ được hỗ trợ về năng lực quản lý quản trị chiến lược, tiếp cận thị trường và nguồn lực tài chính, đổi mới công nghệ, kết nối mạng lưới chuyên gia....
Dự án IPSC sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp tham gia trong thời hạn 5 năm (2021-2025). Trong thời hạn 5 năm, IPSC đặt mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, IPSC cũng đặt mục tiêu kết nối các hiệp hội với mạng lưới 5000 doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng, doanh nghiệp tiên phong. Theo đó, các tổ chức, hiệp hội có thể đồng hành cùng dự án đồng thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật cho các hiệp hội, thúc đẩy ứng dụng các công cụ kết nối, tham gia các sự kiện phát triển mạng lưới và tham vấn về chính sách.
Chia sẻ sau buổi hội thảo, ông Tống Ngọc Phi - GĐ Công ty EVS Logistics cho biết: “Với tư cách là một doanh nghiệp nhỏ của Hiệp hội Logistics Hải Phòng, chúng tôi thấy chương trình hội thảo đã mở rộng nhận thức về kinh doanh cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh cho khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua chương trình, chúng tôi nhận thấy sự hỗ trợ rất cụ thể, thiết thực, bên cạnh đó trang bị cho các doanh nghiệp lĩnh vực logistics hiểu được rủi ro tiềm ẩn đang song hành trong quá trình phát triển, cung cấp các kiến thức hữu ích trang bị cho doanh nghiệp có thể phòng tránh được trong quá trình kinh doanh”.
Có thể bạn quan tâm
Nâng chất cho Hiệp hội Logistics Hải Phòng
18:35, 06/05/2022
Doanh nghiệp Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics
09:43, 15/12/2021
Ông Trần Tiến Dũng trở thành chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng
11:10, 20/11/2021
Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?
09:13, 10/11/2021