Quảng Ninh: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh đã từng bước đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đem lại hiệu quả, lợi ích các bên.

>>> Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quảng Ninh khởi sắc

Gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Theo Sở Lao đông – Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH): Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 42 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và cơ sở có tham gia hoạt động GDNN. Hiện nay, các hình thức hợp tác chủ yếu giữa các doanh nghiệp và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tập trung ở các nội dung cụ thể như: Nhà trường phối hợp doanh nghiệp cùng tham gia tư vấn và tuyển chọn nhân lực; hợp tác với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo và cung ứng cho các doanh nghiệp; phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho lao động tại doanh nghiệp; cử cán bộ, giáo viên đến tham quan dây chuyền sản xuất...

Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có những hoạt động hợp tác với cơ sở đào tạo nghề khá đa dạng như tiếp nhận sinh viên, nhà giáo tham quan tìm hiểu về doanh nghiệp, thực tập. Cung cấp thông tin tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp; thông tin phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Một số doanh nghiệp đã hỗ trợ thiết bị thực hành nghề cho cơ sở đào tạo nghề; bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp…

Qua tổng hợp kết quả thực hiện biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - việc làm - an toàn lao động, cho thấy 100% các trường đã chủ động trong việc phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Học viên học nghề tại Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Học viên học nghề tại Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Theo đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar: để tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp, thời gian qua, được sự chủ trì của Sở LĐ-TB&XH, Công ty đã  phối hợp với BQL khu kinh tế và các địa phương tổ chức tuyển dụng và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực của Công ty. Trong đó, phối hợp với Tập đoàn Sun Group vùng Đông Bắc tổ chức hội thảo hợp tác phát triển nguồn nhân lực. Trong khuôn khổ của hội thảo, hai bên đã ký kết chương trình hợp tác về việc tăng cường gắn kết giữa GDNN với doanh nghiệp. Sau hội thảo, Tập đoàn Sun Group vùng Đông Bắc và các cơ sở GDNN đã chủ động liên kết để triển khai các chương trình phối hợp trong hoạt động gắn kết.

Theo Sở LĐ-TB&XH cho biết: Việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả ba bên là cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp và người học. Đối với cơ sở đào tạo nghề, việc liên kết sẽ tạo cơ hội để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để tăng quy mô và chất lượng đào tạo. Đối với doanh nghiệp, việc hợp tác sẽ giúp họ nắm bắt được khả năng, đặc điểm đào tạo của nhà trường để có kế hoạch phối hợp, tham gia cùng đào tạo. Sản phẩm của quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường sẽ phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, tránh lãng phí do thừa hoặc thiếu. Trong đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo lại khi tuyển dụng lao động.

Đối với người học, bên cạnh được tiếp thu các kiến thức tại cơ sở đào tạo nghề, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua thực tập tại doanh nghiệp, còn được làm quen với máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nên rút ngắn được thời gian thử việc khi vào làm việc tại doanh nghiệp.

Theo thống kê, tổng số tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 39.291 người, bằng 102,05% so với kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp là 6.217 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 31.982 người. Còn 6 tháng đầu năm 2023, các cơ sở đã tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp mới cho 17.066 người, trong đó 250 sinh viên trình độ cao đẳng, 1.556 học sinh trình độ trung cấp, 15.260 học viên trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Cần hoạt động gắn kết "3 nhà"

Năm 2022, các cơ sở GDNN đã giới thiệu, cung ứng 20.014 lao động cho các doanh nghiệp; phối hợp (hợp đồng đào tạo) tổ chức đào tạo 4.009 lao động; phối hợp bồi dưỡng kỹ năng nghề cho 98 nhà giáo; phối hợp bồi dưỡng kỹ năng nghề nâng bậc cho 18.465 lao động của doanh nghiệp.

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, tỉnh đã thành lập tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững trên địa bàn Quảng Ninh. Còn Sở LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực hoạt động gắn kết "3 nhà" (Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp) để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và của thị trường lao động; góp phần đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động phục vụ phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như phát triển kinh tế biển, cảng biển và dịch vụ cảng biển... trên địa bàn.

Theo Sở LĐ-TB&XH: Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thường xuyên phối hợp cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.

6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh tổ chức 58 phiên giao dịch việc làm định kỳ, 12 phiên giao dịch việc làm lưu động, qua đó đã giới thiệu việc làm trong nước cho 1.540 lượt lao động. Tỉnh còn đề ra mục tiêu tạo 20.000 vị trí việc làm trong năm 2023, theo đó từ đầu năm đến nay đã có 13.842 người có việc làm mới, trong đó 550 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Về phía các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong đó, nâng cao chất lượng đào tạo thu hút học sinh. Phối hợp cùng Sở LĐ-TB&XH triển khai chương trình công tác năm, đăng ký, xét duyệt chỉ tiêu tuyển sinh với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp...

Được biết, 6 tháng đầu năm 2023, các cơ sở này đã tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp mới cho 17.066 người, trong đó 250 sinh viên trình độ cao đẳng, 1.556 học sinh trình độ trung cấp, 15.260 học viên trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Quảng Ninh đã đạt 85,7%. Việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề đã góp phần không nhỏ trong cung cấp lực lượng lao động cho các doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất trên địa bàn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh 7 tháng đầu năm 2023 tăng 7,13% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 12,51%, cao hơn 1,27 điểm so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện các sở, ngành liên quan, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp mới cho 39.200 người trong năm 2023, trong đó, trình độ đào tạo cao đẳng và trình độ trung cấp là 6.850 người, trình độ đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 32.350 người

Theo Sở LĐ-TB&XH, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác phối hợp giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn một số tồn tại, hạn chế. Đơn cử, trong hoạt động giới thiệu, cung ứng và tuyển dụng lao động, việc đặt hàng đào tạo của các doanh nghiệp với các cơ sở GDNN còn chưa thực sự được quan tâm. Hoạt động này chủ yếu tập trung ở việc tuyển dụng những học viên chuẩn bị tốt nghiệp tại cơ sở GDNN.

Một số doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng lao động, đến tuyển dụng tại các cơ sở đào tạo nhưng học viên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Công tác thu thập thông tin về nhu cầu lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn...

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Số doanh nghiệp tham gia phối hợp với cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo sát với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp chưa nhiều (thống kê có khoảng 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hoạt động phối hợp với các cơ sở đào tạo trong xây dựng chương trình đào tạo). Việc liên kết ngang trong xây dựng chương trình đào tạo giữa các trường có cùng ngành nghề đào tạo hiện nay chưa tốt.

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động là nhiệm vụ rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương và sự phối hợp thường xuyên của 5 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà tuyển dụng - Nhà đầu tư” trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714917485 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714917485 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10