Rà soát các thủ tục hành chính thêm “giấy phép con” cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 7/9, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 6872/VPCP-CN gửi Bộ Xây dựng về phản ánh của báo chí liên quan đến “giấy phép con” cho nhà đầu tư xây dựng nhà ở.

>>> Doanh nghiệp bất động sản phải tự cứu mình

Tại Văn bản, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu và có những đề xuất liên quan đến vấn đề này. 

 doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh đang cần được “giải cứu” để hi vọng “sống sót” cho đến phục hồi, phát triển.

Doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh đang cần được “giải cứu” để hi vọng “sống sót” cho đến phục hồi, phát triển. ẢNH: LV

Trước đó, ngày 29/8, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 6677/VPCP-KSTT nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trước những phản ánh của dư luận xã hội về việc các Nghị định, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cầu thị, lắng nghe, tiếp thu và rà soát lại các thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 30/8. 

Theo ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - chuyên gia pháp lý bất động sản, bên cạnh một số thay đổi theo hướng tích cực về phát triển nhà ở xã hội, về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư..., Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã phát sinh một số bất cập, trong đó điển hình là việc khôi phục lại một số thủ tục hành chính mang tính chất “giấy phép con”, hoàn toàn không cần thiết trong quản lý.

Tại dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi phiên bản ngày 28/7 có đề xuất một thủ tục mới là “công nhận chủ đầu tư” dự án nhà ở. Dự thảo luật cũng quy định về cơ quan có thẩm quyền công nhận chủ đầu tư trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư thực hiện một dự án nhà ở: Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương (Bộ Xây dựng) công nhận chủ đầu tư đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án có công trình nhà ở cấp đặc biệt, cấp I; UBND cấp tỉnh công nhận chủ đầu tư đối với các dự án nhà ở còn lại. Dự thảo đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở.

Theo ông Đỉnh, đây là dạng thức điển hình của một “giấy phép con” đã được báo chí, doanh nghiệp phản ánh nhiều thời gian qua.

Đề xuất này cần phải được xem xét, đánh giá toàn diện bởi: Quy định như trên tại Điều 37 của dự thảo luật (khoản 4) sẽ làm phát sinh thêm thủ tục “công nhận làm chủ đầu tư”, là một thủ tục hành chính hoàn toàn mới, không có trong Luật Nhà ở năm 2014.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất thêm một thủ tục hành chính hoàn toàn mới (thủ tục cấp “công nhận làm chủ đầu tư” của cơ quan nhà nước) nên cần có báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Trong khi hồ sơ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có đánh giá tác động đối với chính sách này. Mặt khác, cũng cần có báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính khi cơ quan soạn thảo đề xuất thủ tục hành chính mới.

“Giấy phép con” làm khó cho chủ đầu tư dự án trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản đã gặp phải vô vàn khó khăn

“Giấy phép con” làm khó cho chủ đầu tư dự án trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản đã gặp phải vô vàn khó khăn. ẢNH: LV

Ông Đỉnh cũng kiến nghị bãi bỏ quy định tại khoản 4 Điều 37 dự thảo luật hoặc quy định dưới hình thức một quy phạm tùy nghi giống như điểm d khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng và Nghị định số 30/2021/NĐ-CP, không quy định dưới hình thức bắt buộc để tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.

Việc sửa đổi này cũng nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi trường hợp các thành viên trong liên danh nhiều nhà đầu tư muốn làm đồng chủ đầu tư, không có nhu cầu ủy quyền cho một thành viên làm chủ đầu tư thì cần tôn trọng quyền định đoạt của doanh nghiệp.

Mặt khác theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Theo pháp luật dân sự, ủy quyền là một thỏa thuận giữa các chủ thể, hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, tự chịu trách nhiệm. Khi thực hiện một hợp đồng ủy quyền, các chủ thể tự nguyện ủy quyền/nhận ủy quyền, bên nhận ủy quyền thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền.

Trong bối cảnh ấy, nếu quy định như khoản 4 Điều 37 dự thảo luật thì việc ủy quyền lại trở thành bắt buộc, trái ngược với các nguyên tắc chung của quan hệ dân sự và xâm phạm quyền tự định đoạt của các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra quy định theo hướng này sẽ khuyến khích hiện tượng “mượn năng lực”: một nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai dự án nên đã nhờ các nhà đầu tư khác cùng tham gia liên danh để được lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở, sau đó bên cho mượn năng lực sẽ ủy quyền cho mình để làm chủ đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rà soát các thủ tục hành chính thêm “giấy phép con” cho doanh nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714310260 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714310260 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10