Nếu kết quả điều tra nhằm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump đủ bằng chứng pháp lý, người đứng đầu Nhà trắng vẫn không thể bị phế truất, nhưng uy tín của ông sẽ bị ảnh hưởng.
Nhiệm kỳ của ông Trump đã đi hơn nửa chặng đường, nhưng những cáo buộc về gian lận bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 vẫn như quả “bom nổ chậm” có thể nổ tung bất cứ khi nào. Sau bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng Dân chủ giành được Hạ viện, nên một cuộc điều tra bài bản của đảng này đã bắt đầu phát động trở lại.
Rất khó tin, nếu bầu cử ở Mỹ bị tác động bởi một chiến dịch tuyên truyền có chủ đích từ bên ngoài. Theo các quan chức Mỹ, các tổ chức tình báo Nga đã thâm nhập vào tài khoản email của nhiều quan chức quan trọng trong đảng Dân Chủ và cung cấp dữ liệu để Wikileaks tuồn ra trong suốt cuộc bầu cử. Bằng cách đó, họ đã gây ra luồng tin tức bất lợi liên tục cho Hillary Clinton.
Tuy nhiên cho đến nay, phe nhóm muốn hạ bệ ông Trump chưa thể đưa ra bằng chứng xác đáng, phần lớn đều tin vào khả năng bảo mật của cơ sở hạ tầng phục vụ bầu cử.
Còn phía Nga, rất khó xác định KGB (Cơ quan Tình báo quân sự Nga) can thiệp bầu cử Mỹ vì muốn ủng hộ ông Trump, hay đáp trả cái gọi là màn công kích của bà Clinton khi ông Putin đắc cử Tổng thống vào năm 2012. Như vậy, sự việc rơi vào vùng tối rất khó xác định tội trạng.
Bên cạnh đó, một vụ bê bối rò rỉ thông tin đời tư của ông Trump đã bị luật sư Cohen thừa nhận trước tòa án Mahattan ở New York hồi tháng 8 năm nay, luật sự này đã trả tiền cho diễn viên phim cấp 3 và một người mẫu Playboy để im lặng về mối quan hệ với ông Trump.
Có thể bạn quan tâm
15:09, 13/12/2016
04:35, 11/09/2018
12:31, 07/11/2018
10:41, 07/11/2018
11:04, 20/05/2017
16:09, 07/11/2018
Ngoài ra, cái chết bất ngờ của một nhà báo Saudi Arabia Khashoggi cũng được Hạ viện Mỹ cho rằng có liên quan đến thái độ “không trung thực” của người đứng đầu Nhà trắng và được cho có liên quan đến hoạt động kinh doanh của gia đình Tổng thống Trump với đất nước Hồi giáo.
Nhiều nghi vấn đang thách thức uy tín của ông Trump. Nhưng động thái đáng ngờ nhất là chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, ông Trump đột nhiên cách chức Bộ trưởng Tư pháp - lý do được báo giới quốc tế loan đi là do ông này đóng vai trò tích cực trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Đáng nói, Bộ trưởng Tư pháp bị Trump ép phải từ chức chính là một trong những người đầu tiên ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016. Rất có thể đây là màn bưng bít bê bối (!?).
Kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ đã củng cố chiếc ghế của Trump ít nhất đến hết nhiệm kỳ này. Nhưng cuộc “chiến tranh thông tin” vẫn chưa buông tha Trump; khả năng bị luận tội dường như không còn vì việc phế truất Trump phải được ít nhất 2/3 Thượng nghị sỹ thông qua, trong khi Thượng viện đang được kiểm soát bởi đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, những cáo buộc - nếu đủ bằng chứng pháp lý, có thể đánh tụt mức độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với Trump.
Ngoài những vấn đề cá nhân, ông Trump phải đối mặt với nhiều trở ngại, chiến tranh thương mại đang trong thế “cưỡi lưng hổ”, cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương vừa mới “lên đạn”…
Nếu muốn có nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2, ông Trump phải giải quyết tất cả những thách thức nói trên, kể cả bê bối cá nhân. Đương nhiên, Hạ viện và đảng đối lập không thể bỏ qua “gót chân Achilles” của Trump.
Nhưng Trump luôn là người rất có khả năng đối phó với làn sóng chỉ trích, bằng chứng là ông Trump vẫn vượt qua mọi sóng gió, kể cả khi tỷ lệ ủng hộ ông rơi xuống mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 40% ngay sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2016. Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama tuyên thệ vào năm 2009 với mức tín nhiệm đạt 84%, Tổng thống Bill Clinton là 67% năm 1992, Tổng thống George W. Bush là 61% năm 2001.