Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?

LÊ MỸ 27/07/2024 05:02

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

>>> Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý

Trong đó, cùng với các ngân hàng về cơ bản đều xây dựng đề án tái cơ cấu, thì xử lý các ngân hàng yếu kém (ngân hàng 0 đồng) cũng đang được ráo riết đẩy mạnh.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết nhìn chung, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tăng cường giám sát việc thực thi theo đề án tái cơ cấu, đảm bảo tái cơ cấu an toàn hiệu quả, kể cả việc thực thi ở ngân hàng nhỏ, và cả những ngân hàng đang kiểm soát bắt buộc bao gồm ngân hàng SCB.

Đối với SCB, NHNN cho biết đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu SCB, nghiên cứu khẩn trương giải pháp và cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động

Đối với SCB, NHNN cho biết đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu SCB, nghiên cứu khẩn trương giải pháp và cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động

Theo Phó Thống đốc chia sẻ, hiện nay, đối với 3 ngân hàng 0 đồng, các bên đã hoàn thiện định giá và đang chờ hoàn tất ở khâu cuối cùng là phê duyệt đề án để chuyển sang các ngân hàng thực hiện. 

“NHNN luôn đảm bảo kiểm soát việc thực hiện theo đề án, với các phương án cơ cấu lại, chuyển giao bắt buộc sao cho an toàn, lành mạnh hệ thống và tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Hiện nay, trong hệ thống như được biết, có 3 ngân hàng 0 đồng gồm Ngân hàng Xây dựng (CB), Ngân hàng Đại dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí (GPBank) đang được triển khai các khâu để tiến đến thực hiện chuyển giao bắt buộc. 

>>>Chuyển giao ngân hàng yếu kém theo hướng nào?

Trước đó, báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV trong tháng 5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho biết, Chính phủ đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5. 

Bên cạnh đó, hệ thống còn ghi nhận ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cũng trong diện NHNN kiểm soát đặc biệt; không tính trường hợp SCB do được đưa vào kiểm soát đặc biệt thời gian mới đây và nhiều biện pháp xử lí các hệ lụy, cải tổ vẫn đã và đang được tiến hành tại nhà băng này.

Nhiều kỳ vọng đặt ra đối việc việc chuyển giao cho ngân hàng yếu kém nói trên cho nhà băng khác, là quá trình sẽ được tăng tốc trong những tháng còn lại của năm. 

Ở phía các nhà băng nhận chuyển giao, thông tin tích cực chia sẻ với cổ đông tại các mùa đại hội đồng cổ đông thường niên từ phía lãnh đạo Vietcombank, MB, HDBank, VPBank đều cho thấy tiến độ chuẩn bị và tâm thế sẵn sàng, đặc biệt việc đánh giá cao lợi ích nhận được khi nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank tiết lộ tại kỳ ĐHĐCĐ 2024 là phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém đã được ngân hàng này hoàn thiện, đang trình NHNN phê duyệt, tiến độ chuyển giao tùy thuộc vào quyết định của Chính phủ, NHNN. Dự kiến việc chuyển giao được thực hiện trong năm 2024.

CB là một trong những ngân hàng được kỳ vọng sẽ chuyển giao bắt buộc sớm nhất

CB là một trong những ngân hàng được kỳ vọng sẽ chuyển giao bắt buộc sớm nhất

Vào tháng 6, một nguồn tin từ phía CB cũng khẳng định với DĐDN về kỳ vọng được phê duyệt khâu cuối cùng để chuẩn bị công bố chuyển giao, “về một nhà” với Vietcombank một cách chính thức. "Hoàn tất xong khâu định giá chính là khâu khó nhất và mất thời gian nhất cho các bên trong thương thảo để thúc đẩy tiến độ trong suốt thời gian qua", vị này tiết lộ thêm.

Từ phía MB, Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái nói với cổ đông, ngân hàng đã hoàn tất thủ tục trình Chính phủ và chờ phê duyệt cuối cùng của NHNN và kỳ vọng trong năm 2024, dự án này sẽ được hoàn thành. Bên cạnh đó, ngân hàng này mong muốn chốt thương vụ chuyển giao ngân hàng yếu kém, đi cùng sẽ là được nới room tín dụng theo cơ chế ưu tiên, hỗ trợ TCTD tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. 

Một lãnh đạo HDBank khẳng định với cổ đông, HDBank có kinh nghiệm riêng có về M&A, việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém cho thấy sự tin tưởng về tiềm lực tài chính, năng lực quản trị. Đây vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa đóng góp cho hệ thống và thị trường, vừa mang đến cơ hội tăng trưởng lớn, vững bền hơn nữa cho nhà băng trong dài hạn...

Nhìn chung, dù kỳ vọng tiến độ vẫn đang được thúc đẩy sớm cho ra hiệu quả, các chuyên gia cho rằng các bước xử lý ngân hàng yếu kém qua chuyển giao bắt buộc hiện tại là phù hợp và tất yếu để đảm bảo định giá đúng cũng như giải quyết dứt điểm những “điểm chưa sáng” từ nhóm ngân hàng 0 đồng trong hệ thống ngân hàng chung luôn rất cần vững mạnh tài chính, quản trị chuẩn mực. Đây cũng là bước đi tất yếu trong các nỗ lực thực thi "Đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025", hướng đến đảm bảo đạt mục tiêu đến năm 2025 giảm số lượng các ngân hàng yếu kém; phấn đấu để có nhóm ngân hàng tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn, vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng; nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và trung bình có vốn điều lệ tối thiểu 5.000 tỷ đồng...

Hẳn nhiên, từ đây đến cuối năm, ngành ngân hàng vẫn còn rất nhiều nhiệm vụ phải thực thi trong viễn cảnh hoàn tất chuyển giao ít nhất một ngân hàng yếu kém - vén màn cho đích đến của chặng hành trình can thiệp và xử lý thời gian qua.  

Có thể bạn quan tâm

  • UOB: NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt trong 6 tháng cuối 2024

    UOB: NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt trong 6 tháng cuối 2024

    04:03, 11/06/2024

  • Dự kiến NHNN sẽ tăng lãi suất chính sách trong tháng 6

    Dự kiến NHNN sẽ tăng lãi suất chính sách trong tháng 6

    04:00, 08/06/2024

  • NHNN: Đủ nguồn lực và quyết tâm bình ổn thị trường vàng

    NHNN: Đủ nguồn lực và quyết tâm bình ổn thị trường vàng

    10:21, 07/06/2024

  • NHNN: Sẽ tiếp tục can thiệp giảm giá dần, thu hẹp chênh vàng

    NHNN: Sẽ tiếp tục can thiệp giảm giá dần, thu hẹp chênh vàng

    17:20, 04/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO