Shopee vừa nhận trách nhiệm để xảy ra sơ sót trong quá trình kiểm duyệt và thu hồi sản phẩm đồ chơi "bản đồ cắm cờ các nước".
Trang thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, đang kinh doanh tại Việt Nam vừa nhận trách nhiệm vì đã để xảy ra sơ sót trong quá trình kiểm duyệt và ngay lập tức đã thực hiện các biện pháp rà soát trên toàn sàn và thu hồi các sản phẩm đã được bán ra của nhà bán hàng liên quan đến vụ việc sản phẩm đồ chơi trẻ em có tên "Bản đồ cắm cờ các nước".
Trước đó, nhiều khách hàng phản ánh khi mua sản phẩm đồ chơi "Bản đồ cắm cờ các nước" hay còn có tên là "Bản đồ cắm cờ thế giới" có xuất xứ made in China, đã phát hiện nội dung bản đồ sai sự thật. Ngay trong ngày 01 tháng 08 năm 2018, khi được khách hàng phản ánh về sản phẩm "Bản đồ cắm cờ thế giới" in sai thông tin về 2 quần đảo của Việt Nam tại Biển Đông và đường lưỡi bò, Shopee đã lập tức cho rà soát toàn sàn để tắt hiển thị và gỡ bỏ các sản phẩm này. Tiếp theo đó, phía Shopee cũng đã tăng cường thêm nhân viên thuộc đội ngũ chuyên trách để mở rộng rà soát, kiểm tra nội dung, thông tin sản phẩm và tăng cường kiểm soát và gỡ bỏ các mặt hàng có từ khóa liên quan trực tiếp và gián tiếp tới sản phẩm trên.
Có thể bạn quan tâm
06:09, 29/06/2018
02:00, 05/06/2018
05:07, 23/05/2018
04:19, 19/05/2018
05:30, 04/05/2018
11:00, 10/05/2018
04:09, 26/04/2018
Shopee khẳng định sau 2 ngày nhận được phản ánh từ khách hàng, công ty đã tiến hành các biện pháp toàn diện và giải quyết sự việc một cách triệt để, với: 1, Gỡ bỏ hoàn toàn các sản phẩm bị phản ánh và rà soát những sản phẩm cũng như những nhà bán hàng cung cấp sản phẩm tương tự. 2, Liên hệ với tất cả khách hàng đã mua các sản phẩm này để thu hồi, hoàn tiền và bồi thường lại cho khách hàng. Đến nay chúng tôi đã liên hệ được toàn bộ 17 khách hàng mua sản phẩm có nội dung bản đồ không phù hợp để tiến hành thu hồi và bồi thường. 3, Tăng cường nhân sự và biện pháp kỹ thuật cho bộ phận kiểm duyệt để điều tương tự không xảy ra. 4, Gửi thông báo đến toàn bộ nhà bán hàng đang hoạt động trên sàn Shopee về việc gỡ bỏ các sản phẩm tương tự. “Từ ngày 03/08/2018, tất cả các sản phẩm có liên quan đến bản đồ, địa lý sai lệch sẽ bị cấm đăng bán trên Shopee và các tài khoản bán cũng sẽ bị cấm kinh doanh. Shopee sẽ tiến hành rà soát và xóa những sản phẩm hoặc tài khoản vi phạm mà không cần thông báo trước.” Quy định này cũng đã được chính thức cập nhật trong chính sách “Cấm/Hạn chế sản phẩm”đăng tải trên website của Shopee từ ngày 03/08/2018.
Ngoài ra, Shopee đã lên kế hoạch để tăng cường huấn luyện, tuyên truyền và giáo dục các nhà bán hàng về quy định, chất lượng và thông tin sản phẩm trong thời gian tới thông qua các buổi chia sẻ online và offline nhằm nâng cao ý thức của các nhà bán hàng về việc đăng bán trên Shopee.
Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành của Shopee cho biết: “Với mô hình hoạt động của sàn thương mại điện tử (C2C: Consumer to Consumer), các nhà bán hàng được quyền đăng bán cũng như chịu trách nhiệm cho chất lượng và thông tin sản phẩm của mình. Tuy vậy, khi phát hiện sự cố, chúng tôi đã chủ động làm việc với các cơ quan quản lý và khách hàng để giải quyết vụ việc một cách triệt để. Với các biện pháp rà soát mới được áp dụng trên toàn sàn, cũng như những động thái thu hồi sản phẩm và bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng, chúng tôi hy vọng đã hạn chế tối đa các nội dung không phù hợp trong sản phẩm bị lan truyền.”
Trong sáng ngày 03/08, Shopee cũng đã tiếp đón đoàn Chi Cục Quản Lý Thị Trường Hà Nội để cung cấp thông tin và hướng xử lý đối với sự vụ nêu trên. Công ty này khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh trên Shopee.
Trường hợp sản phẩm đồ chơi trẻ em "Bản đồ cắm cờ các nước" bị phát hiện phản ánh nội dung sai sự thật, được bán qua một bên thứ ba qua "sàn" Shopee cho thấy rủi ro và trách nhiệm của các trang thương mại điện tử trong việc kiểm duyệt, kiểm soát hàng hóa được bên thứ ba cung cấp bán trên trang.
Vụ việc cũng cho thấy việc kiểm tra, rà soát, kiểm duyệt các hàng hóa đăng tải và bán qua các trang thương mại điện tử theo mô hình B2C hoặc B2B-2C, là trách nhiệm nặng nề đối với các nhà quản lý, với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số. Đặc biệt là khi hàng hóa bán Online hiện tại, đang đến Việt Nam với nhiều nguồn gốc xuất xứ và thậm chí có cả các mặt hàng trôi nổi, số lượng sản phẩm hàng hóa lại quá lớn.