Sửa chính sách để thúc đẩy cổ phần hóa

Hằng Hà 12/02/2020 02:02

Để xử lý những vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 167/2017/NĐ-CP về rà soát phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất và hoàn thành thủ tục về đất đai tại các doanh nghiệp Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp từ 51% trở lên.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 167/2017/NĐ-CP về rà soát phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất và hoàn thành thủ tục về đất đai tại các doanh nghiệp Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp từ 51% trở lên.

Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, toàn bộ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó gồm cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa và doanh nghiệp không thuộc diện cổ phần hóa) đều phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã quy định doanh nghiệp thực hiện rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa nhưng chưa quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tiễn trong quá trình triển khai cổ phần hóa, còn có sự “lúng túng” trong triển khai xây dựng, trình duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và việc triển khai xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hóa đều đang thực hiện xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định 167/2017/NĐ-CP. Quá trình sắp xếp này đòi hỏi các địa phương phải thực hiện rà soát, kiểm tra chặt chẽ.

Có thể bạn quan tâm

  • "Bùng nổ" thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2020

    05:00, 06/01/2020

  • Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Áp lực 2020

    Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Áp lực 2020

    11:10, 04/01/2020

  • Nhức nhối chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

    Nhức nhối chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

    02:10, 04/01/2020

  • Truân chuyên như cổ phần hóa Mobifone

    Truân chuyên như cổ phần hóa Mobifone

    00:00, 02/01/2020

  • Vướng mắc về tài chính, đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa

    Vướng mắc về tài chính, đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa

    01:01, 23/12/2019

  • “Tồn” nhiều doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa

    “Tồn” nhiều doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa

    02:32, 11/12/2019

  • Cổ phần hóa DNNN: Sau “trầm lắng” liệu có bứt phá?

    Cổ phần hóa DNNN: Sau “trầm lắng” liệu có bứt phá?

    05:03, 09/12/2019

  • Đẩy mạnh cổ phần hóa dịch vụ ngành đường sắt

    Đẩy mạnh cổ phần hóa dịch vụ ngành đường sắt

    11:30, 07/12/2019

Ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, để tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa, Bộ Tài chính đã rà soát, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp.

Dự thảo này sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành trong quý I/2020 nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa và các cơ quan liên quan triển khai trong thời gian tới.

Theo ông Đức, một trong những nội dung sửa đổi là hướng dẫn cụ thể thêm trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Đồng thời, bổ sung quy định để giúp cho doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu và địa phương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) có ý kiến kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật quản lý tài sản công đối với diện tích đất của doanh nghiệp sử dụng khi cổ phần hóa.

Theo đó, căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp theo phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có), các địa phương có ý kiến về các diện tích đất trên địa bàn mà doanh nghiệp tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa sau đó chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phê duyệt phương án này.

Các địa phương sẽ có ý kiến thống nhất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các diện tích đất không có thay đổi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương...

Trường hợp đề xuất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương hoặc khác với mục đích sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối các diện tích đất này cho phù hợp.

Nếu trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối các diện tích đất này thì phải trả lại cho nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai để sử dụng vào mục đích khác. Giá trị còn lại của tài sản trên diện tích đất phải trả lại cho Nhà nước, doanh nghiệp bàn giao cho địa phương tiếp nhận, quản lý; đồng thời, hạch toán giảm tài sản, giảm vốn nhà nước theo giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Dự thảo cũng quy định, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) chịu trách nhiệm chỉ đạo, khẩn trương có ý kiến về diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa và giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai để làm cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định….

Theo danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ,  đến hết năm 2020, sẽ có tổng số 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó có một số doanh nghiệp lớn như: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc… 

Đến nay, theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), có 01 doanh nghiệp (Công ty sách và thiết bị trường học tỉnh Đắk Nông đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa), như vậy còn 92 doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện để hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm 2020 (trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 38 doanh nghiệp và thành phố Hà Nội có 13 doanh nghiệp).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa chính sách để thúc đẩy cổ phần hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO