Sửa Luật Công chứng: Cần thiết xây dựng khung pháp lý cho công chứng điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, việc bổ sung các quy định về công chứng điện tử là cần thiết nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện...

>> Sửa Luật Công chứng: Cân nhắc độ tuổi hành nghề của công chứng viên

Theo đó, so với Luật Công chứng năm 2014, Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) có nhiều điểm mới. Và một trong những nội dung mới cần được nhắc đến tại Dự thảo Luật (sửa đổi) là bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số trong hoạt động công chứng.

Việc Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số trong hoạt động công chứng - Ảnh minh họa: ITN

Việc Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung quy định về công chứng điện tử được cho sẽ tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số trong hoạt động công chứng - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, Dự thảo Luật (sửa đổi) bản gửi Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ đã thiết kế 4 Điều (từ Điều 60 đến Điều 63) về công chứng điện tử. Trong đó, định nghĩa “công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử”. Đồng thời, quy định các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành công chứng điện tử, các điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử, quy trình và thủ tục công chứng điện tử.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật (sửa đổi) cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy; quy định hai quy trình gồm công chứng điện tử trực tiếp và công chứng điện tử trực tuyến. 

Xoay quanh nội dung đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, việc Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung các quy định về công chứng điện tử là cần thiết nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện và công nhận công chứng điện tử. Tuy nhiên, các nội dung mới dừng ở việc chỉnh lý và quy định một số quy định cốt lõi nhất và giao Chính phủ quy định chi tiết về các vấn đề liên quan như lộ trình thực hiện, cơ sở dữ liệu về công chứng, yếu tố kỹ thuật, công nghệ thông tin…

>> Sửa Luật Công chứng: Không nên hạn chế sự phát triển của Văn phòng công chứng

Thực tế nhiều năm nay cho thấy, công chứng điện tử đã trở thành xu thế chung trong hoạt động công chứng trên toàn thế giới - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế nhiều năm nay cho thấy, công chứng điện tử đã trở thành xu thế chung trong hoạt động công chứng trên toàn thế giới - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế nhiều năm nay cho thấy, công chứng điện tử đã trở thành xu thế chung trong hoạt động công chứng trên toàn thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng đã bắt đầu từ năm 2000 tại Trung Quốc với nhiều phần mềm phục vụ công chứng khác nhau do các tổ chức hành nghề công chứng tự xây dựng, và tại Nhật Bản với các tài liệu cá nhân, sau đó mở rộng dần phạm vi công chứng điện tử. Năm 2010, Hàn Quốc áp dụng hệ thống công chứng điện tử, cho phép xác nhận người dùng thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh, đến năm 2018 thì cho phép xác nhận qua hội nghị trực tuyến…

Dù cách tiếp cận của các nước là khác nhau, song công chứng điện tử là “đích đến” của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhất là khi Chính phủ đã định hướng xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Tỷ lệ dân số sử dụng internet tương đối cao, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng ở các địa phương ngày một cải thiện, và cơ sở dữ liệu dân cư đang được hoàn thiện là những điều kiện thuận lợi.

Theo các chuyên gia, nhu cầu công chứng điện tử là nhu cầu có thật, nhất là với người yêu cầu công chứng ở nước ngoài, thường xuyên di chuyển hoặc muốn giảm chi phí về thời gian, chi phí và công sức đi lại... công chứng điện tử cũng là công cụ hữu hiệu, giúp cơ quan Nhà nước và tổ chức công chứng quản lý hoạt động công chứng tốt hơn, hiệu quả hơn thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các bước công chứng trong phần mềm.

Bên cạnh những điểm tích cực, các chuyên gia cũng lưu ý, ngay cả khi Luật Công chứng đã quy định về công chứng điện tử thì chuyển đổi số trong hoạt động công chứng cũng không phải là hành trình đơn giản. Bởi nạn giấy tờ giả hiện nay, nhất là giả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, là một trở ngại lớn khi tiến hành công chứng điện tử.

Đặc biệt, khung pháp lý cho công chứng điện tử không thể chỉ gói gọn trong Luật Công chứng (sửa đổi) mà còn đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp, thuế… theo hướng cho phép nhận và xử lý hồ sơ điện tử. Nói cách khác, để xây dựng được thể chế và thúc đẩy tiến trình công chứng điện tử, cần có sự thay đổi lớn hơn trong hệ thống pháp luật.

Liên quan đến vấn đề này, góp ý xây dựng Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), trước đó, không ít ý kiến cũng cho rằng, mục tiêu của việc thực hiện công chứng điện tử không chỉ là để tạo ra văn bản công chứng điện tử mà còn để lưu trữ, gửi, nhận, khai thác, tập hợp, thống kê, báo cáo… một cách nhanh chóng, tiện lợi. Vì vậy cần có thêm các quy định về hình thức công chứng điện tử trực tuyến.

Theo TS. Lê Tấn Quan - Phó giám đốc Trung tâm 1, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, phát triển công chứng điện tử là việc làm tất yếu.

Để xây dựng công chứng điện tử, ông Quan đề xuất một số nội dung nên được thể hiện trong Dự thảo luật Công chứng (sửa đổi) như: nguyên tắc chung về công chứng điện tử; chú ý thẩm quyền lãnh thổ; quy định phạm vi được và không được sử dụng công chứng điện tử… trong đó, lĩnh vực không được sử dụng công chứng điện tử gồm: giao dịch bất động sản, thế chấp bất động sản, thừa kế, khai nhận di sản. Lĩnh vực được công chứng điện tử như: chứng nhận hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Công chứng: Cần thiết xây dựng khung pháp lý cho công chứng điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714316655 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714316655 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10