Sửa Luật Dược: Nên xem xét mở rộng quyền cho doanh nghiệp ngoại

GIA NGUYỄN 21/04/2024 04:00

Để bảo đảm phù hợp cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều ý kiến cho rằng, nên xem xét mở rộng quyền cho doanh nghiệp ngoại…

>> Sửa Luật Dược: Làm rõ hơn các chính sách… ưu đãi

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) sẽ không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối dược phẩm tại Việt Nam, trừ dược phẩm do chính các doanh nghiệp này sản xuất tại Việt Nam...

Luật Dược đã cho phép các doanh nghiệp này được bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính các doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (khoản 1 Điều 44). Để triển khai quy định này của Luật Dược, khoản 10 Điều 91 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp FIE trong việc nhập khẩu, sản xuất thuốc tại Việt Nam và phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Luật Dược đã cho phép các doanh nghiệp này được bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính các doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế - Ảnh minh họa: ITN

Luật Dược đã cho phép các doanh nghiệp FIE được bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính các doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế - Ảnh minh họa: ITN

Về cơ bản, các quy định về quyền và trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài đã bảo đảm hài hòa lợi ích của các thành phần kinh tế, trong đó, lấy quyền lợi của người bệnh làm trung tâm, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt là sau giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, các nhà đầu tư nước ngoài dần chuyển hướng đầu tư vào khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Hoạt động gia công và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, do đó, các chính sách về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được điều chỉnh theo hướng mở rộng quyền được gia công thuốc, nhận lại thuốc gia công để bán cho cơ sở bán buôn tại Việt Nam; quyền được chuyển giao công nghệ và mua lại thuốc chuyển giao công nghệ này để bán cho cơ sở bán buôn thuốc tại Việt Nam.

Vì vậy, tại tờ trình Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) nêu rõ, cần rà soát, thể chế hóa nội dung liên quan đến quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc của doanh nghiệp FIE tại luật để bảo đảm phù hợp cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA…).

>> Cần thiết luật hóa việc kinh doanh dược qua sàn thương mại điện tử

Góp ý Dự thảo Luật Dược (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, nên mở rộng quyền cho các doanh nghiệp FIE trong ngành dược - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý Dự thảo Luật Dược (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, nên mở rộng quyền cho các doanh nghiệp FIE trong ngành dược - Ảnh minh họa: ITN

Đồng thời, từng bước mở rộng quyền của doanh nghiệp FIE trong các hoạt động bán buôn, giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc do doanh nghiệp FIE sản xuất, đặt gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhằm thu hút doanh nghiệp FIE đầu tư vào lĩnh vực này để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tạo điều kiện để cơ sở sản xuất thuốc trong nước có điều kiện tiếp cận công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến, tăng cường phát triển công nghiệp dược, bảo đảm chủ động việc cung ứng thuốc, an ninh về thuốc cho công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Nhìn nhận về vấn đề đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam của lĩnh vực dược ngày càng tăng, cùng hoạt động gia công và chuyến giao công nghệ dược, Dự thảo Luật (sửa đổi) quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết.

Cho ý kiến thẩm tra, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định bổ sung các vấn đề khác có liên quan ngoài quyền và nghĩa vụ để bảo đảm đầy đủ khung pháp lý cho đối tượng này như cơ chế quản lý, hoạt động, thủ tục cấp phép, vận chuyển thuốc...

Thực tế cho thấy, với dân số lớn và nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng tăng, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới. Theo chương trình phát triển ngành dược, đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước chiếm 75% sản lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường. Đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt mức tương ứng là 80% và 70%, đến năm 2045, ngành dược phẩm đóng góp hơn 20 tỷ đô la vào GDP Việt Nam…

Và trước thực tế này, góp ý xây dựng Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) trước đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đã đến lúc nên xem xét mở rộng quyền cho doanh nghiệp ngoại trong ngành dược.

Cùng với vấn đề đã nêu, một số ý kiến cũng đề xuất, Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) lần này cần quy định lộ trình, trường hợp, tiêu chí cụ thể để doanh nghiệp FIE từng bước được tiếp cận, tham gia vào lĩnh vực phân phối và logistics dược phẩm. Quy định theo hướng mở dần như vậy sẽ bảo đảm năng lực thể chế và công cụ, cũng như dư địa để điều chỉnh chính sách khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Dược: Làm rõ hơn các chính sách… ưu đãi

    Sửa Luật Dược: Làm rõ hơn các chính sách… ưu đãi

    04:00, 20/04/2024

  • Thực tiễn đòi hỏi phải sửa đổi Luật Dược

    Thực tiễn đòi hỏi phải sửa đổi Luật Dược

    16:46, 16/04/2024

  • Sửa Luật Dược: Cân nhắc quy định điều chỉnh các sản phẩm khí dùng trong y tế

    Sửa Luật Dược: Cân nhắc quy định điều chỉnh các sản phẩm khí dùng trong y tế

    04:00, 11/04/2024

  • Sửa Luật Dược để doanh nghiệp “dễ thở” hơn

    Sửa Luật Dược để doanh nghiệp “dễ thở” hơn

    03:30, 13/01/2024

  • Sửa Luật Dược nhằm đáp ứng thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp

    Sửa Luật Dược nhằm đáp ứng thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp

    16:48, 22/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Dược: Nên xem xét mở rộng quyền cho doanh nghiệp ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO