Sửa Luật Thủ đô: Tạo dựng các cơ sở pháp lý mang tính đặc thù

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 17/04/2024 03:40

Để các chính sách bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chuyên gia cho rằng, nội dung Dự thảo cần tạo dựng được các cơ sở pháp lý mang tính đặc thù…

>> Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

Theo đó, sau nhiều lần tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần 3 (phiên bản tháng 4/2024) được bổ sung, chỉnh sửa gồm 7 Chương và 54 Điều.

Đáng nói, tại phiên bản này, Dự thảo Luật (sửa đổi) đã tập trung hoàn thiện 3 nhóm vấn đề lớn bao gồm: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, tạo cơ chế cho Thủ đô chủ động giải quyết công việc của thành phố; huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô; tạo nhiều cơ chế đặc thù để huy động tối đa nguồn lực (tài chính, đất đai, tài sản công, nguồn nhân lực chất lượng cao...), khai thác triệt để ưu thế, lợi thế, tiềm năng, thế mạnh để giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô, phát triển đô thị theo hướng xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần 3 (phiên bản tháng 4/2024) được bổ sung, chỉnh sửa gồm 7 Chương và 54 Điều - Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần 3 (phiên bản tháng 4/2024) được bổ sung, chỉnh sửa gồm 7 Chương và 54 Điều - Ảnh minh họa

Đánh giá cao những đề xuất được cơ quan soạn thảo luật hóa, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định trong Dự thảo chưa thể hiện được tính vượt trội, đặc thù, chưa được quan tâm đúng mức để thúc đẩy Thủ đô phát triển.

Nhìn nhận về nội dung Dự thảo, PGS.TS Doãn Minh Tâm - nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành giao thông cho hay, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đã và đang duy trì một hệ thống khoảng 150 văn bản luật khác nhau. Do vậy, việc bổ sung các chính sách mới và luật hóa để đưa vào Dự thảo Luật (sửa đổi) lần này cần bảo đảm đáp ứng tất cả quy định hiện hành và thể hiện được các điểm đặc biệt, như bổ sung một số cơ chế đặc thù để áp dụng cho Vùng Thủ đô phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Đồng thời cho rằng, trong bố cục nội dung Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nội dung quan trọng nhất quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho các hoạt động về quy hoạch, quản lý và phát triển Thủ đô mới chiếm tỷ lệ 41% toàn bộ nội dung của Dự thảo.

>> Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc đưa văn hóa vào vị trí xứng đáng

Mặc dù đã có những nhóm vấn đề lớn được hoàn thiện, tuy nhiên, theo chuyên gia,

Mặc dù đã có những nhóm vấn đề lớn được hoàn thiện, tuy nhiên, theo chuyên gia, một số quy định trong Dự thảo chưa thể hiện được tính vượt trội, đặc thù, chưa được quan tâm đúng mức để thúc đẩy Thủ đô phát triển - Ảnh minh họa

“Như vậy, về mặt tổng quát, nội dung Chương III liên quan lĩnh vực quy hoạch xây dựng và quản lý, phát triển đô thị chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề có tính thời sự cần được định hướng giải quyết trong giai đoạn từ 2020 - 2040 thông qua Luật Thủ đô chưa được đề cập và quy định, chưa thực sự tạo dựng được các cơ sở pháp lý mang tính đặc thù để có thể yên tâm phát triển toàn diện Hà Nội.

Do đó, nên điều chỉnh bố cục nội dung của Dự thảo Luật hợp lý hơn, với hàm lượng Chương III chiếm tỷ lệ từ 60-65% toàn bộ nội dung Dự thảo Luật”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Còn theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam, quá trình nghiên cứu sửa đổi Dự thảo Luật Thủ đô đã được thành phố thực hiện nghiêm túc, khoa học, dân chủ, tiếp thu có chọn lọc các ý kiến đóng góp.

“Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cơ bản đáp ứng yêu cầu. Song, cũng còn một số tồn tại trong các vấn đề về: Quy hoạch xây dựng phát triển Thủ đô (Điều 17), Quản lý sử dụng không gian ngầm (Điều 18), Tái thiết đô thị (Điều 20), Bảo vệ môi trường (Điều 28), Phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (Điều 31), Liên kết phát triển Vùng (Chương V),… cần được rà soát, cập nhật thông tin mới (tham khảo Luật Đất đai 2024) và nghiên cứu kỹ hơn”, vị chuyên gia này góp ý.

Cùng với các vấn đề đã nêu, góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến cũng cho rằng, về chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Hà Nội cần có chính sách mới cấp thị thực (visa) hay nhập tịch nhanh cho người gốc Việt hay người nước ngoài được trọng dụng vào làm việc tại Hà Nôi.

Bên cạnh đó, đối với chính sách bảo vệ môi trường, nên đưa vấn đề này vào văn bản luật một số quy định về quy hoạch lập vùng lõi đô thị và các vùng nội đô và vùng ngoại vi đô thị, với phạm vi của từng vùng sẽ do HĐND TP. Hà Nội quy định. Xây dựng tiêu chuẩn môi trường áp dụng cho các vùng lõi đô thị, vùng nội đô và vùng ngoại vi đô thị để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và phát triển các hình thức giao thông phù hợp...

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

    Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

    04:00, 13/04/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc đưa văn hóa vào vị trí xứng đáng

    Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc đưa văn hóa vào vị trí xứng đáng

    04:00, 09/04/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Phải giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường

    Sửa Luật Thủ đô: Phải giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường

    04:00, 07/04/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Cụ thể hoá các ưu đãi để thu hút nhân tài

    Sửa Luật Thủ đô: Cụ thể hoá các ưu đãi để thu hút nhân tài

    03:30, 29/03/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc việc mở quá rộng cơ chế thử nghiệm

    Sửa Luật Thủ đô: Cân nhắc việc mở quá rộng cơ chế thử nghiệm

    04:00, 27/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Thủ đô: Tạo dựng các cơ sở pháp lý mang tính đặc thù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO