“Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 10/02/2022 11:14

Nhiều chuyên gia cho rằng trọng tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục dịch chuyển về Châu Á, nên châu lục này sẽ gánh vác tăng trưởng toàn cầu.

 Thành phố Bangalore, thung lũng silicon của Ấn Độ, là 1 trong 18 địa điểm sáng tạo nhất toàn cầu.

Thành phố Bangalore, thung lũng silicon của Ấn Độ, là 1 trong 18 địa điểm sáng tạo nhất toàn cầu.

>> Triển vọng kinh tế toàn cầu

Trong một số thập kỷ trước, mô hình kinh tế Châu Á chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu, nhưng nay mọi thứ đã thay đổi từ bên trong.

Những chỉ số ấn tượng

Trong đại dịch COVID, Trung Quốc là nước sản xuất ra nhiều phần mềm nhất phục vụ cuộc sống online, tất cả dựa trên dữ liệu lớn và thuật toán. Giờ đây, việc xác định COVID chỉ mất 20 giây; một phần công việc điều trị, xử lý yêu cầu y tế giao cho robot.

Đáng chú ý hơn, số người nhập cư đến Châu Á đã tăng 20% năm 2021, cao gấp đôi Châu Âu, hơn 40% so với Bắc Mỹ, trong đó có một phần không nhỏ là giới trẻ mới tốt nghiệp đại học, chuyên gia cao cấp. Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Lim Swee nói: “Có quá nhiều người nước ngoài đang dịch chuyển về Châu Á, nên cuộc cạnh tranh công việc ở đây sẽ rất khốc liệt”.

Đặc biệt, Châu Á được ví như “thỏi nam châm” hút vốn FDI ngày càng mạnh. Dù quy mô FDI giảm 1/3 trên phạm vi toàn cầu, nhưng FDI tại Châu Á vẫn tăng 5% trong năm 2021.

Tăng trưởng cao, vốn FDI chảy vào ngày một lớn, tỷ lệ người trung lưu gia tăng nhanh nhất toàn cầu và ưa thích trải nghiệm mới, nhập cư nhộn nhịp… sẽ giúp Châu Á thêm trẻ trung, năng động với nhiều nền kinh tế mới nổi, các Chính phủ giàu khát khao thịnh vượng. Đây sẽ là đòn bẩy kinh tế toàn cầu trong bối cảnh kinh tế Mỹ, Châu Âu có dấu hiệu chững lại.

Bùng nổ sức mạnh tiềm tàng

Nhờ nguồn vốn và nhân lực dồi dào, đặc khu Thâm Quyến hiện có khoảng 1,7 triệu công ty công nghệ cao nhỏ và vừa, mật độ tập trung dày đặc chưa từng xuất hiện ở thành phố nào khác trên thế giới. Đó là “hạt nhân” của kinh tế Châu Á.

>> “Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Trong khi đó, thành phố Bangalore, thung lũng silicon của Ấn Độ là 1 trong 18 địa điểm sáng tạo nhất toàn cầu, doanh thu công nghệ 2021 khoảng 17 tỷ USD, được dự báo sẽ vượt qua công viên phần mềm của Mỹ vài năm tới.

Mỹ và ASEAN sắp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thúc đẩy “cam kết mạnh” ở 3 lĩnh vực: thương mại, xuất khẩu và AI - đây được xem là chuỗi cung ứng mới sắp thành hình. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng Trung Quốc vẫn tiếp tục lèo lái kinh tế thế giới.

Đặc biệt, khung kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương cũng được thảo luận sắp tới, bao gồm nhiều cam kết thực chất về thuận lợi hóa thương mại, năng lượng, môi trường, kinh tế số, cơ sở hạ tầng, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của toàn khu vực.

Với mức tăng trưởng 6,5 - 7%/năm trong những năm vừa qua, “Thế kỷ Châu Á” đã thực sự diễn ra. Chỉ báo đầu tiên là Trung Quốc trở thành quốc gia có tài sản ròng lớn nhất thế giới; Việt Nam và Đông Nam Á được Mỹ và EU quan tâm sâu sắc. Trên nền tảng hiện có, Châu Á được dự báo sẽ trở thành trung tâm sáng tạo và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm sắp tới.

Kỳ II: Những "con hổ" mới nổi

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng kinh tế Châu Á: Sự trở lại dần dần

    Triển vọng kinh tế Châu Á: Sự trở lại dần dần

    11:00, 01/04/2021

  • Dự báo khả năng phục hồi của các nền kinh tế châu Á

    Dự báo khả năng phục hồi của các nền kinh tế châu Á

    05:00, 06/01/2021

  • Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

    Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

    05:02, 08/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO