Tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới (kỳ 3): Các giải pháp huy động vốn hiệu quả

PHÙNG XUÂN MINH - Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings 17/11/2023 04:03

Doanh nghiệp cần chủ động chiến lược, kế hoạch để tăng khả năng thành công trong chào bán trái phiếu trong nước và quốc tế, hoặc là thu hút các nguồn lực vốn đầu tư từ vay, IPO, M&A, hợp tác đầu tư...

>>> Tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới (Kỳ 1): Dự báo và thích ứng

Để có thể chủ động lên chiến lược, kế hoạch và tăng khả năng thành công trong việc chào bán huy động vốn trái phiếu trong nước và quốc tế, hoặc là thu hút các nguồn lực vốn đầu tư từ việc vay Ngân hàng thương mại, IPO, hoạt động M&A, hợp tác đối tác đầu tư, thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải từng bước nâng cao chất lượng quản trị, quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh; minh bạch chất lượng tín nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời chú trọng việc chuẩn hóa hồ sơ của tổ chức phát hành và trái phiếu phát hành và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, song thông thường sẽ có 6 kênh vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện tại, thị trường vốn - trái phiếu và cổ phiếu tại Việt Nam

Doanh nghiệp có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, song thông thường sẽ có 6 kênh vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện tại, thị trường vốn tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được vai trò kênh vốn trung và dài hạn; phần lớn vẫn phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng. Ảnh minh họa

Chúng tôi cho rằng muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào 05 giải pháp cụ thể: (1) Xác định cơ cấu vốn tối ưu; (2) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; (3) Huy động vốn qua thị trường chứng khoán; (4) Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đặc biệt quản trị tài chính; (5) Nâng cao văn hóa Xếp hạng tín nhiệm và định hình văn hóa kinh doanh minh bạch thông tin doanh nghiệp. Trong đó, có một số lưu ý với 2 giải pháp đầu như sau:

Xác định cơ cấu vốn tối ưu: chúng ta có thể thấy rằng, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp có cơ cấu vốn còn bất hợp lý và chính sách đòn bẩy tài chính rất cao, nguồn vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm khoảng 20–30%, còn lại là vay tín dụng từ các Ngân hàng thương mại, trong khi đó, các tổ chức này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn chưa hợp lý này, đã chứa đựng các nguy cơ, rủi ro rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Trong đó, rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp là phải vay vốn với lãi suất cao, chi phí vốn lớn, dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: đa dạng hóa kênh huy động từ khách hàng và đối tác: trong điều kiện nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn rất hạn chế trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc huy động vốn thông qua kênh đối tác khách hàng, hợp tác kinh doanh với một phương án tài chính hấp dẫn, thu hút khách hàng của doanh nghiệp là có tính khả thi, để giải quyết nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lựa chọn phương án gỡ ách tắc kênh vốn qua M&A và hợp tác đầu tư, chuyển nhượng vốn sở hữu... Ảnh minh họa

Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lựa chọn phương án gỡ ách tắc kênh vốn qua M&A và hợp tác đầu tư, chuyển nhượng vốn chủ sở hữu... Ảnh minh họa

>>>Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn

Tóm lại, tất cả các yếu tố rủi ro tác động tiêu cực từ môi trường kinh doanh bên ngoài, với sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô; và từ đó có thể có tác động kép đến hoạt động của từng ngành kinh doanh và của từng doanh nghiệp cụ thể, với tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, hơn bao giờ hết mỗi doanh nghiệp chúng ta cần phải hết sức chú trọng đến việc nhận định, đánh giá và dự báo tình hình nhằm quản trị hiệu quả sự “bất biến” để “ứng vạn biến” trước các biến động, khó khăn và thách thức ngày càng có xu hướng gia tăng của nền kinh tế thế giới.

Mặt khác, doanh nghiệp cần linh hoạt quản trị các yếu tố rủi ro trong môi trường hoạt động kinh doanh và quản lý nhằm phát triển doanh nghiệp hiệu quả và bền vững. Quản trị các yếu tố rủi ro trong môi trường hoạt động kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp hiệu quả và bền vững. Minh bạch thông tin hoạt động và sức khỏe doanh nghiệp, để từng bước nâng cao chất lượng quản trị, quản lý tổ chức và chủ động tiếp cận, thu hút các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư phát triển trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn

    Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn

    17:10, 29/10/2023

  • Quý III/2023, NCB đạt kết quả huy động vốn và tăng trưởng tín dụng tích cực 

    Quý III/2023, NCB đạt kết quả huy động vốn và tăng trưởng tín dụng tích cực 

    09:28, 23/10/2023

  • Công ty khởi nghiệp Pantomath “tạo điểm nhấn” giữa mùa đông huy động vốn

    Công ty khởi nghiệp Pantomath “tạo điểm nhấn” giữa mùa đông huy động vốn

    02:55, 18/10/2023

  • Huy động vốn vào năng lượng tái tạo: Nhà đầu tư mong ổn định chính sách

    Huy động vốn vào năng lượng tái tạo: Nhà đầu tư mong ổn định chính sách

    00:30, 15/09/2023

  • AHG Lab huy động vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp

    AHG Lab huy động vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp

    01:40, 12/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới (kỳ 3): Các giải pháp huy động vốn hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO