Thách thức lớn với ngành chip của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ Mỹ đang tìm mọi cách thúc đẩy sản xuất chip trong nước trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ nhiều quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, Mỹ đang gặp nhiều thách thức trong ngành này.

>> Mỹ nỗ lực thoát Trung Quốc trong việc sản xuất chip

Mỹ đang đổ hàng tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip nội địa

Mỹ đang đầu tư hàng tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip nội địa

Trong một tuyên bố đầu năm nay, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã gọi tình trạng thiếu chất bán dẫn là một vấn đề “an ninh quốc gia” vì nó cho thấy sự phụ thuộc của ngành sản xuất Hoa Kỳ vào việc nhập khẩu chất bán dẫn từ nước ngoài. Chip cũng phục vụ các thiết bị quân sự quan trọng và cần thiết cho các công cụ an ninh mạng.

Ngay lập tức, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bắt tay vào hành động khi Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật CHIPS để đảm bảo khoản trợ cấp trị giá 52 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip nội địa. Đạo luật này nhằm giúp Mỹ ít phụ thuộc hơn vào các “xưởng đúc chip” ở nước ngoài và hỗ trợ những dự án như nhà máy của Intel ở Ohio.

Một số công ty nổi tiếng đã công bố các khoản đầu tư đáng kể vào ngành sản xuất chip của Hoa Kỳ. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC đã cam kết ít nhất 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Arizona, với việc sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2024. Vào đầu năm nay, Intel cho biết doanh nghiệp này cũng đã lên kế hoạch xây dựng hai nhà máy “đúc” chip tại bang Ohio, Mỹ với khoản đầu tư ước tính 20 tỷ USD.

Và trong tháng này, Micron cho biết sẽ đầu tư tới 100 tỷ USD trong hai thập kỷ tới để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn ở ngoại ô New York.

Tổng thống Joe Biden đã gọi khu vực mà nhà máy tương lai của Intel được xây dựng là “cánh đồng của những giấc mơ” trong Thông điệp Liên bang của mình. Ông nhấn mạnh: “trên mảnh đất này, tương lai của nước Mỹ sẽ được xây lên”.

Nhưng Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, các nhà máy sản xuất chip có trụ sở tại Hoa Kỳ hiện chỉ chiếm 12% công suất sản xuất chất bán dẫn hiện đại của thế giới. Khoảng 75% sản lượng chip hiện đại của thế giới vẫn đang tập trung ở Đài Loan.

>> Đạo luật CHIPS khiến các nhà sản xuất chip phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thông qua dự luật lưỡng đảng thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn tại Nhà Trắng. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành Dự luật thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Và ngay cả với những nỗ lực đổi mới này, Mỹ hiện không có nguồn nhân lực và hệ thống chuỗi cung ứng như một số thị trường châu Á đang làm để hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất nội địa phát triển mạnh mẽ.

Các chuyên gia lo ngại, việc thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ở Hoa Kỳ hiện nay có thể có nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa công suất và dư thừa nguồn cung. Bởi vì, nhu cầu về linh kiện bán dẫn có vẻ đang sụt giảm nhanh khi chuỗi cung ứng đang dần phục hồi sau một thời gian chịu sự gián đoạn vì đại dịch. 

Với nhu cầu suy giảm, vẫn chưa rõ liệu các khoản trợ cấp của chính phủ Mỹ có đủ để vượt qua những trở ngại khác mà quốc gia này phải đối mặt trong việc phát triển một trung tâm sản xuất chip cạnh tranh hay không.

Hơn nữa, việc sản xuất chip đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu và thiết bị đầu vào chuyên biệt. Ở Đài Loan hay Fukuoka, Nhật Bản, nơi các nhà cung cấp các sản phẩm này nằm gần các nhà máy sản xuất chất bán dẫn. Ngoài ra, các doanh nghiệp này đã là nhà cung cấp đáng tin cậy cho các công ty ở Châu Á trong một thời gian dài.

Điều này vẫn chưa xảy ra ở những nơi như Arizona và Ohio, nơi mà kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chip lớn đang được tiến hành. Trong khi Mỹ đang cần một lực lượng lao động sẵn sàng và có khả năng thực hiện công việc, quốc gia này đang thiếu cả sinh viên mới tốt nghiệp và công nhân có kinh nghiệm với kiến thức cần thiết để sản xuất chất bán dẫn.

Hiện Intel đã cố gắng thiết lập quan hệ chặt chẽ với Đại học Bang Arizona để tuyển dụng kỹ sư, nhưng không rõ liệu họ và các doanh nghiệp khác ở Mỹ có thể thuê đủ kỹ sư và kỹ thuật viên được đào tạo hay không. Nếu không, ngay cả khi hàng tỷ USD mà khu vực tư nhân và nhà nước cam kết cũng không đủ để phục hồi hoạt động sản xuất chip tại Mỹ.

Ông Scott Kennedy, Cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đánh giá, Mỹ cần phải hiểu rõ vị trí của quốc gia này, không chỉ trong ngành công nghiệp chip nói chung, mà còn liên quan đến các lĩnh vực có liên quan. “Mỹ rất khó có khả năng tăng tỷ trọng sản xuất chip trên toàn cầu, bởi vì ngay cả khi quốc gia này xây dựng kế hoạch để tăng cường năng lực sản xuất chip thì TSMC, Intel và những doanh nghiệp khác cũng đang thực hiện điều đó", ông Scott Kennedy cho biết.

Chuyên gia này cho rằng, Mỹ cần phải mở rộng sản xuất một loại chip cụ thể, có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ. Đồng quan điểm, GS. Dan Wang của Trường Kinh doanh Columbia nhận định Mỹ còn có những thế mạnh khác về chuyên môn thiết kế, để tạo lợi thế cạnh tranh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức lớn với ngành chip của Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714168215 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714168215 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10