“Tháo điểm nghẽn” cấu trúc vốn

THUẬN HÓA 15/06/2024 03:00

Từ 2023 đến nay, bên cạnh những vướng mắc pháp lý, cấu trúc vốn còn gặp vấn đề: Tỷ lệ nợ/EBITDA tăng mạnh, trong khi doanh thu và dòng tiền chưa tăng trở lại, kênh vốn tín dụng cạn hạn mức vay…

p/CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) có phương án phát hành hơn 152 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) có phương án phát hành hơn 152 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

>>>Tháo nghẽn vốn, duy trì tăng trưởng tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh

Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX:IPA) mới đây đã huy động được 317 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ vay trong quý II/2024. Đây là loại trái phiếu “4 không”, kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 9,5%/năm. Theo kế hoạch phát hành, I.P.A sẽ dùng toàn bộ số tiền huy động để cơ cấu lại các khoản nợ theo các hợp đồng vay và các khoản công nợ khác.

Đối với Tập đoàn Đầu tư  Địa ốc No Va (HoSE: NVL), việc việc dời ngày hoàn thành gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD, lãi suất 5,25% và đáo hạn vào năm 2026 là kết quả theo thỏa thuận dàn xếp của Tập đoàn Novaland và các trái chủ đã được chấp thuận vào ngày 26/4 và có hiệu lực từ ngày 29/4/2024, sẽ giúp Công ty có thêm thời gian. Ngay cả cổ phiếu NVL cũng bớt… áp lực trong giai đoạn NĐT quan tâm nắm giữ. 

Ở một trường hợp khác, Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) có phương án phát hành hơn 152 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, dự kiến mang về 1.520 tỷ đồng cho Hải Phát dùng để trả nợ theo thứ tự ưu tiên từ nợ trái phiếu đến nợ tín dụng…

Có thể thấy từ 2023 đến nay, bên cạnh những điểm vướng pháp lý cản chân doanh nghiệp BĐS phát dự án thì điểm nghẽn còn lại chính là cấu trúc vốn còn gặp vấn đề: Tỷ lệ Nợ/EBITDA tăng mạnh trong khi doanh thu và dòng tiền chưa tăng trở lại, kênh vốn tín dụng cạn hạn mức vay… 

Chứng khoán MBS phân tích, với bối cảnh thị trường đóng băng, các chủ đầu tư không thế mở bán dự án để duy trì dòng tiền dẫn tới mất khả năng trả nợ. Tỷ lệ NPL của các ngân hàng tăng lên mức 25% (so với khoảng 2.2% hồi đầu năm). “Trong bối cảnh nợ xấu tăng, các ngân hàng có xu hướng thận trọng hơn khi giải ngân từ đó gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp BĐS”.

Nhóm MBS cho rằng điều kiện quan trọng nhất để các ngân hàng có thể giải ngân là tình trạng pháp lý, cũng như khả năng triển khai bán hàng của dự án, để có thể đem lại dòng tiền trả nợ.

TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Tài chính nhận định, “hy sinh” các dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay cũng là cơ hội để doanh nghiệp tinh gọn lại, rút kinh nghiệm và tăng cường quản trị nguồn vốn lành mạnh. Các quyết định sử dụng vốn, quyết định tạo nguồn vốn (huy động) không chỉ hướng tới việc tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo an toàn vốn, thanh khoản, không lạm dụng đòn bẩy vốn, phải có các kịch bản dự phòng rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

  • Chu kỳ mới trái phiếu doanh nghiệp

    Chu kỳ mới trái phiếu doanh nghiệp

    03:50, 02/06/2024

  • Doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu trở lại

    Doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu trở lại

    03:00, 17/05/2024

  • Thời điểm “vàng” để bổ sung trái phiếu vào danh mục đầu tư

    Thời điểm “vàng” để bổ sung trái phiếu vào danh mục đầu tư

    05:05, 16/05/2024

  • Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, tăng đầu tư công

    Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, tăng đầu tư công

    04:00, 07/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Tháo điểm nghẽn” cấu trúc vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO