Nhu cầu kim loại màu tăng cao cho thấy Trung Quốc đang tăng tốc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện mục tiêu giảm phát thải.
>>Trung Quốc khó tránh khỏi suy thoái kinh tế?
Trong khi bất động sản - lĩnh vực chiếm 1/3 GDP Trung Quốc đang lao dốc thì công nghiệp năng lượng xanh nước này cho thấy bước tiến nhanh chóng. Nhu cầu về kim loại đồng của Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhu cầu về quặng sắt và dầu tăng lần lượt 7% và 6%.
Nền kinh tế xanh của Trung Quốc đã cho thấy “sức mạnh đáng kể” từ đầu năm đến nay, dẫn đến nhu cầu về kim loại liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh tăng vọt. Các chuyên gia dự báo nước này sẽ bước vào giai đoạn “khát” tài nguyên mới.
Cơn sốt đồng xanh của Trung Quốc phần lớn là do việc lắp đặt năng lượng mặt trời trên đất liền. Công suất năng lượng mặt trời đang hoạt động của Trung Quốc đã đạt 228 GW, cao hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang trên đà tăng gấp đôi công suất điện gió và mặt trời trước năm 2030. Bên cạnh đó, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc cũng đang tăng lên nhờ sự phục hồi nhanh chóng trong các lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều năng lượng như vận tải...
Sự gia tăng hàng hóa cũng diễn ra bất chấp câu chuyện tăng trưởng kinh tế vĩ mô đang chững lại ở Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế trưởng Hao Hong của Grow Investment cho biết: “Bạn thực sự đang thấy hàng hóa “nhảy múa” theo tín hiệu nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang cố gắng tìm đáy”.
Những diễn biến trái chiều trong nền kinh tế Trung Quốc cho thấy rất nhiều điều thú vị, như đã tiết lộ kế hoạch mới đầy tham của ông Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, nó đã chứng minh khả năng linh hoạt của nền kinh tế trong bối cảnh nước này nỗ lực thực hiện giảm phát thải.
>>Trở lực kinh tế Trung Quốc
Thứ nhất, mặc dù không tham gia cam kết tại COP26 - Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu được đánh giá quan trọng nhất lịch sử, nhưng Trung Quốc vẫn âm thầm thực hiện kế hoạch giảm phát thải riêng của mình.
Mục tiêu giảm phát thải chỉ là khái niệm về chống biến đổi khí hậu, nội hàm của nó mới thực sự quan trọng. Bởi, để đạt được mục tiêu này, các quốc gia buộc phải chuyển đổi hoàn toàn cách thức vận hành nền kinh tế.
Một trong những trụ cột quan trọng nhất là sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, kéo theo sự thay đổi của động lực tăng trưởng kinh tế. Kết quả được đo đếm bằng số lượng phương tiện dùng điện, công suất năng lượng tái tạo; sự sở hữu và quyền năng mới của kim loại màu như nhôm, đồng, nikel, titan,…
Quốc gia nào dẫn đầu về kinh tế xanh cũng có nghĩa là dẫn đầu xu hướng mới, bổ sung thành tố mới trong khái niệm “quyền lực mềm”. Khi sức ảnh hưởng gia tăng, các cường quốc dễ dàng thu hút thêm các đồng minh, đối tác để giúp họ làm chủ cuộc chơi.
Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đang chống “giảm phát” bằng công cụ tài chính tiền tệ, động thái hạ lãi suất của Ngân hàng TW nước này 2 lần trong vòng 3 tháng được giới chuyên gia đánh giá là “bất ngờ”.
Nhưng sự “đặc sắc Trung Quốc” biểu hiện ở chỗ, giới hoạch định chính sách nước này nhắm vào phạm trù “hàng hóa”, làm cho nó lưu thông tốt hơn. Các nhà giao dịch tại thị trường Trung Quốc hiện đang coi hàng hóa là một sự đặt cược tốt hơn vào sự cải thiện nhẹ của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?
01:00, 01/10/2023
Chính phủ "mạnh tay" can thiệp, kinh tế Trung Quốc chuyển biến ra sao?
04:00, 17/09/2023
Cuộc trỗi dậy lần thứ hai của doanh nghiệp Trung Quốc
04:30, 03/10/2023
Hướng đi mới của ngành công nghệ Trung Quốc
03:30, 03/10/2023
Trung Quốc- "động lực" mới của kinh tế Nga
04:30, 01/10/2023
Mỹ và Phương Tây "tụt hậu", Trung Quốc sẽ "bá chủ" ô tô điện?
03:30, 01/10/2023