Chúng ta đang đặt nặng vấn đề về tài sản đảm bảo, về xếp hạng tín nhiệm, dù Nghị định 65 đã tháo cởi tất cả những quy định này và chỉ yêu cầu trong 1 số trường hợp bắt buộc cụ thể.
>>>“Giải cứu” trái phiếu doanh nghiệp
Có rất nhiều đánh giá chuyên môn đáng chú ý về hiện trạng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), qua đó cũng cho thấy phần nào thị trường đang chưa được phát triển thực chất và đúng bản chất.
Chẳng hạn, thị trường TPDN Việt Nam quy mô còn rất khiêm tốn (dưới 15% GDP). Với một quy mô nhỏ như vậy và trong bối cảnh là “thị trường hầu như chưa ai mất cả” như nhận định của Luật sư Trương Anh Đức, GĐ Cty Luật AnVi, vậy tại sao nhà đầu tư trên thị trường lo sợ? Nỗi sợ này là “vô hình”, “mơ hồ”, hay có lý do?
Chúng ta biết rằng Tân Hoàng Minh là doanh nghiệp đầu tiên bị bắt để điều tra sai phạm trong phát hành trái phiếu. Các nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh chưa được giải quyết quyền lợi của mình, nhưng không có nghĩa không được giải quyết khi Tân Hoàng Minh đang rốt ráo triển khai phương án bán tài sản hoàn vốn nợ.
Tương tự là khi vụ An Đông của Vạn Thịnh Phát xảy ra, các bên bao gồm SCB là ngân hàng có đứng ra phân phối đang phối hợp với các bên xem xét để trả tiền cho nhà đầu tư. Có nghĩa rằng nỗi sợ mất tiền trong bối cảnh điều tra các sai phạm hoàn toàn chưa có tiền lệ, mặc dù phải nói rằng nếu đúng bản chất của thị trường và TPDN, đặc biệt riêng lẻ là kênh mà doanh nghiệp tự phát hành tự trả, thì nhà đầu tư phải nắm rõ điều này để nếu đáp ứng điều kiện và được mua, cũng có nghĩa phải chấp nhận có phần rủi ro đúng bản chất kênh, dù là đầu tư tài sản, tích sản, thụ động.
“TTTP chưa ai mất cả, thế nhưng nó sôi sục lên vì nhà đầu tư nghĩ rằng họ bị lừa, thông tin chưa chính sách, họ chưa hiểu vấn đề, thì đó là nguy cơ mà không chỉ là niềm tin, từ thị tường mà còn do pháp lý không ổn, chưa có lộ trình bài bản thì đến bây giờ chúng ta phải chấp nhận là xử lý rủi ro và tìm cách tháo gỡ”, Luật sư Trương Anh Đức chia sẻ. Nhà đầu tư chưa hiểu vấn đề thì liệu họ có thể “yên tâm suông” nếu chỉ là truyền thông 1 chiều từ phía doanh nghiệp?
Thực tế, còn có nhiều vấn đề mà nhà đầu tư chưa nắm thực chất, cụ thể như bản chất của TPDN là quay vòng vốn, dài hạn, trong một thị trường quá mù mờ thông tin thì việc nhắc đến áp lực đáo hạn TPDN, “đưa TPDN tốt, xấu lẫn lộn chung một rổ”, lập tức khiến nhà đầu tư e ngại với mọi loại TPDN. Theo đó, khả năng phát hành mới, tái cơ cấu nợ theo đúng vòng quay thanh toán TPDN cũng gần như bị chặn đứng.
Chúng ta cũng đang đặt nặng vấn đề về tài sản đảm bảo, về xếp hạng tín nhiệm, dù lưu ý rằng Nghị định 65/2022 đã tháo cởi tất cả những quy định này và chỉ yêu cầu trong 1 số trường hợp bắt buộc cụ thể. Do đó, theo các chuyên gia đây cũng là yếu tố cần được thông điệp tới nhà đầu tư theo đúng bản chất của nó. Khi nhà đầu tư đã được thanh toán đủ, yên tâm với cả các trường hợp đang bị điều tra sai phạm và có cơ sở đặt chữ tín với doanh nghiệp đảm bảo thanh toán đúng gốc lẫn lãi, thì họ sẽ yên tâm với phần lớn trái phiếu đang nắm giữ hoặc quan tâm lượng phát hành mới, chuyển nhượng mới.
Có thể bạn quan tâm