Thủ tục đất đai – “chướng ngại vật” của doanh nghiệp Hải Phòng

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tục hành chính về đất đai gây phiền hà hàng đầu cho doanh nghiệp: đây là đánh giá khi Hải Phòng công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020.

Theo đánh giá của DDDI Hải Phòng 2020, đa số các chỉ số làm “hài lòng” người dân, doanh nghiệp nhưng thủ tục đất đai vẫn là điều mà người dân và doanh nghiệp  đánh giá thấp nhất. Và tất nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị xếp hạng 20/21 sở ngành thành phố Hải Phòng với 71,84 điểm.

Thủ tục hành chính đã được liên thông

Thủ tục hành chính về đất đai đã được các địa phương Hải Phòng áp dụng phương thức liên thông

Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”

Tại buổi công bố, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiệu quả thực thi cấp sở, ngành và huyện thị tại thành phố Hải Phòng theo kết quả PCI còn tồn tại thực trạng có sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở, ngành; Lãnh đạo thành phố có chủ trương đúng nhưng chưa được thực hiện ở cấp huyện/thị. “58% doanh nghiệp cho biết chủ trương từ trên rất tốt nhưng bên dưới thực hiện chưa tốt” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Hải Phòng có 21 sở, ngành. Theo bảng xếp hạng DDCI năm 2020, đứng đầu bảng xếp hạng là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiếp đến là Sở Du lịch và thứ 3 là Sở Y tế. Ngược lại, Công an thành phố (19/21), Sở Tài nguyên - Môi trường xếp hang 20/21. Sở Khoa học và công nghệ xếp cuối bảng.

Trong số 15 đơn vị quận, huyện cho thấy các huyện nắm giữ điểm số cao hơn so với các quận nội thành. Đứng đầu là huyện đảo Bạch Long Vỹ, sau đến huyện Cát Hải, thứ 3 là huyện Tiên Lãng. Xếp cuối trong bảng xếp hạng lại là quận Hồng Bàng – quận trung tâm và được ví là “Quận 1” của Hải Phòng, sau đó đến huyện Kiến Thụy và tiếp là quận Ngô Quyền.

DDCI Hải Phòng 2020 dựa trên sự tổng hợp ý kiến của 2.511 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 1.661 mẫu cấp sở, ban, ngành và 850 mẫu cấp địa phương. Trong đó, đối tượng tham gia gồm 94,28% doanh nghiệp; 5,72% là hợp tác xã và hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra. Với phương pháp chọn mẫu khoa học và đảm bảo nguyên tắc thống kê.

điểm số trong bảng xếp hạng sở, ngành, địa phương của Hải Phòng đều nằm trong top khá

Điểm số trong bảng xếp hạng sở, ngành, địa phương của Hải Phòng đều nằm trong top khá

Bộ chỉ số DDCI năm 2020 bao gồm 9 chỉ số đối với khối sở, ban, ngành và 10 chỉ số đối với khối quận, huyện, như gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin; tính năng động và hiệu lực của hệ thống sở, ban, ngành và địa phương; chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng...

Mặc dù điểm số trong bảng xếp hạng sở, ngành, địa phương của Hải Phòng đều nằm trong top khá. Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế địa phương là chất lượng thực thi chính sách và dịch vụ công thấp; thiếu công cụ giám sát; chưa quan tâm thích đáng tới sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh; thiếu trách nhiệm giải trình.

 

“DDCI và hơn thế”

Năm 2020, Hải Phòng xếp vị trí thứ 7 trong Bảng xếp hạng PCI. Đây là những nỗ lực của Hải Phòng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, DDCI là sự kéo dài và mở rộng PCI, về hình thức đó là việc thực hiện đo lường chất lượng lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ cấp quận, huyện.

“Về bản chất, coi cải cách nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của thành phố, không chỉ là công việc của lãnh đạo thành phố mà phải trở thành một phong trào rộng khắp, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, của toàn hệ thống chính trị ở địa phương. Có như vậy, mới duy trì được tính bền vững, hiệu lực, hiệu quả của những nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh” - TS. Nguyễn Đình Cung cho biết.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, Hải Phòng đã có bứt phá về kinh tế giai đoạn từ 2015 đến nay, mức tăng trưởng gần gấp đôi so với thời điểm năm 2010. Tuy nhiên những kết quả đó chưa xứng với tiềm năng, lợi thế Hải Phòng có được. Và, Hải Phòng vẫn còn những tiềm năng lớn. Do đó, Hải Phòng phải là của cả nước, của khu vực và là cửa ngõ quốc gia; các hành lang kinh tế cuối cùng sẽ đổ về Hải Phòng để tỏa đi năm châu. Hải Phòng sẽ là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất miền Bắc gồm: trung tâm công nghiệp chế tác hiện đại, công nghệ cao; trung tâm dịch vụ logistics; cảng biển lớn và có năng lực cạnh tranh quốc tế cao; là thành phố thông minh,…

“Tiếp sau PCI top đầu và DDCI phong trào nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh địa phương thì Hải Phòng phải mở rộng không gian phát triển, phá bỏ giới hạn hành chính, mở ra toàn vùng và toàn cầu để đón nhận cơ hội của các xu thế thay đổi thời đại: đô thị hóa, chuyển dịch phát triển từ Tây sang Đông, nhất là các nền kinh tế mới nổi…Thử nghiệm các thể chế mới quốc gia, một thể chế vượt trội, khác biệt để mở đường cho sự đột phá thể chế,…”- TS. Cung nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tục đất đai – “chướng ngại vật” của doanh nghiệp Hải Phòng tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713951085 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713951085 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10