Toan tính của Trung Quốc khi củng cố ảnh hưởng tại châu Phi

Diendandoanhnghiep.vn Chuyến công du 5 quốc gia châu Phi của Tân Ngoại trưởng Trung Quốc là một phần trong nỗ lực củng cố cam kết của quốc gia này tại khu vực.

>> Thượng đỉnh Mỹ- Châu Phi: Cơ hội cho Mỹ củng cố vị thế ở Châu Phi

Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Qin Gang tại Libreville

Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại Libreville. Nguồn: Xinhua

Theo các chuyên gia, bên cạnh Ethiopia, chuyến thăm châu Phi của Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương tới Angola, Gabon, Benin và Ai Cập – cũng mang tính chiến lược đối với tham vọng kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc.

Ethiopia đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc kể từ cuối năm 2021, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị vào tháng 12/2021 khi ông trở về từ Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Trung Quốc- Châu Phi ở Tây Phi và một lần nữa vào tháng 1/2022. Ông Xue Bing, đặc phái viên của Trung Quốc tại vùng Sừng châu Phi cũng đã thực hiện một số chuyến thăm tới khu vực này vào năm ngoái sau khi được bổ nhiệm.

Theo ông Paul Nantulya, chuyên gia về Trung Quốc-châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi thuộc Đại học Quốc phòng ở Washington, có hơn 400 công ty và doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào các dự án sản xuất, năng lượng và cơ sở hạ tầng trị giá tổng cộng 4 tỷ USD tại Ethiopia. Đồng thời, quốc gia này cũng là một đối tác an ninh lớn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ethiopia cũng là nước nợ Trung Quốc rất nhiều. Theo cơ sở dữ liệu về các khoản cho vay của Trung Quốc đối với Châu Phi tại Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, quốc gia này đã vay 13,7 tỷ đô la Mỹ từ Trung Quốc từ năm 2000 đến 2020. Và kể từ năm 2021, Ethiopia đã tìm cách cơ cấu lại các khoản nợ của mình đối với các bên cho vay nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc.

Trong thời gian ở thủ đô Addis Ababa, cũng là trụ sở của Liên minh châu Phi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã vạch ra những định hướng cho mối quan hệ Trung- Phi trong ba năm tới. Gặp gỡ Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat, ông Tần Cương cho biết Trung Quốc sẽ khuyến khích nhiều hoạt động hợp tác song phương trực tiếp hơn, vốn đã bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của COVID-19, và cũng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai bên.

>>  Mỹ tăng cường đối trọng với Nga và Trung Quốc ở Châu Phi

Tổng thống Angolan Joao Lourenco chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Qin Gang tại Luanda

Tổng thống Angolan Joao Lourenco bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Tần Cương tại Luanda

Khi nhắc đến việc bảo vệ và nâng cao tiếng nói cũng như lợi ích của châu Phi trên trường quốc tế, một số ý kiến cho rằng, về cơ bản, ông Cương đang đề cập đến một chủ đề phổ biến và cố gắng nhấn mạnh rằng Trung Quốc mang đến cho các nước châu Phi cơ hội để có tiếng nói có trọng lượng hơn trên toàn cầu.

“Cần nhắc lại rằng châu Phi có thứ mà Trung Quốc cần để tăng cường ảnh hưởng ở cấp độ đa phương, đó là sức mạnh của những lá phiếu của họ", ông Emmanuel Matambo, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi-Trung Quốc của Đại học Johannesburg nhận định.

Bên cạnh đó, ông Emmanuel Matambo cũng cho biết thêm rằng, việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Liên minh Châu Phi-Trung Quốc là rất quan trọng. “Châu Phi nhiều khả năng sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ mối quan hệ với Trung Quốc,” ông Matambo nói.

Từ Ethiopia, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương sẽ đến Gabon, nơi ông gặp Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba ở Libreville. Ông Tim Zajontz, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính trị Quốc tế tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Gabon, trong khi Gabon cũng là một đồng minh của Bắc Kinh trên trường quốc tế vì nước này hiện đang chiếm một vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở Angola đã suy yếu rõ rệt dưới thời Tổng thống Joao Lourenco, người đã cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác quốc tế của quốc gia này. “Các khoản nợ khổng lồ của Angola với Trung Quốc đã gây thêm căng thẳng cho quan hệ của hai nước. Do đó, chuyến thăm sắp tới của ông Cương tới Angola nhằm xây dựng lòng tin đã bị đổ vỡ trong những năm gần đây", ông Zajont nói.

Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Phi của ông Tần Cương là Ai Cập. Đây cũng là một đối tác an ninh lớn và Trung Quốc đang tham gia xây dựng thủ đô hành chính mới tại Cairo.

Ông Benjamin Barton, Phó giáo sư tại Đại học Nottingham cho biết Angola, Ethiopia và Ai Cập là những quốc gia có quan hệ lâu dài và có ý nghĩa quan trọng với Trung Quốc. Cụ thể, với Angola, dự kiến phần lớn các cuộc trao đổi sẽ có liên quan đến các vấn đề tái cơ cấu nợ và tiếp tục cung cấp hàng hóa cơ bản cho thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, với Ai Cập và Ethiopia, ông cho biết có thể có nhiều vấn đề chính trị hơn cần thảo luận.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Toan tính của Trung Quốc khi củng cố ảnh hưởng tại châu Phi tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711672644 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711672644 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10