Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, để các doanh nghiệp tối ưu phương thức hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành.
>>Chuyến đổi số là yêu cầu "sống còn" của doanh nghiệp
Trong những năm trở lại đây, thế giới nói chung và ngành Dầu khí nói riêng đã chứng kiến những sự biến động lớn về chính trị và môi trường kinh doanh. Đại dịch Covid-19 xảy ra đã gây ra những vấn đề về sức khỏe, gây ra những biến động lớn trên thế giới, gây đình trệ sản xuất, giá nguyên liệu, nhiên liệu biến động mạnh và đặc biêt là sự đứt gẫy trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, giá dầu thô biến động khó lường, với những dự báo bất định trong tương lai gần đã tạo những áp lực, thách thức lớn cho ngành năng lượng trong đó Việt Nam nói chung và ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng.
Ngành Dầu khí đang phải đối mặt với sức ép quyết liệt trước xu hướng dịch chuyển năng lượng, giảm phát thải CO2. Dưới tác động của biến đổi khí hậu và sự khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
Trong sự kiện COP26, các cam kết của chính phủ các nước đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải nhà kính ở mức 35% vào năm 2030, hướng đến cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
>>Chuyển đổi số cần chính sách linh hoạt hơn
Trước những xu thế và thách thức đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nhận thức chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, để các doanh nghiệp tối ưu phương thức hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tối đa hóa chuỗi giá trị trong lĩnh vực dầu khí và ứng biến linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong một thế giới đầy biến động hiện nay.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xác định rõ chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn, là công cụ để thực hiện dịch chuyển mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, vị thế dẫn dắt trong lĩnh vực hoạt động, góp phần xây dựng nền kinh tế số, nền kinh tế xanh.
Công tác số hóa và ứng dụng công nghệ số đã được nhiều đơn vị thành viên trong Tập đoàn triển khai sâu rộng bằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng số hóa, hệ thống quản lý dữ liệu lớn (BIG DATA). Ngay từ những ngày đầu chính thức bắt tay triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quan điểm nhất quán của Tập đoàn đó là chuyển đổi số trước tiên là thay đổi về nhận thức.
Năm 2022, Tập đoàn xây dựng chiến lược chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu: Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư trên toàn chuỗi giá trị năng lượng; Đón đầu xu hướng dịch chuyển năng lượng trong khu vực và trên thế giới; Tối ưu hoạt động bộ máy quản trị và vận hành; Ứng biến linh hoạt với những thay đổi của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
9/12: Hội thảo về “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả”
11:37, 01/12/2022
Hà Nội đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
10:00, 28/11/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội
20:00, 25/11/2022
Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để bảo vệ thương hiệu
01:03, 27/11/2022
Động lực ngành xây dựng từ chuyển đổi số
20:42, 24/11/2022
Nhiệt điện Phả Lại: Đa dạng giải pháp đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số
14:27, 22/11/2022
KINH TẾ 2023: Giải đúng bài toán về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
16:16, 17/11/2022
Tài sản giá trị nhất thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp
02:30, 15/11/2022