Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) đang rất quan trọng với Nga trong bối cảnh hiện nay, cung cấp cho Moscow cơ chế hợp tác đa phương mở rộng.
>>Định hướng mới của Trung Quốc về sáng kiến Vành đai và Con đường
Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, Tổng thống Nga V. Putin mới có lần xuất hiện hiếm hoi trước cộng đồng quốc tế nhân dịp ông đến Trung Quốc tham dự Thượng đỉnh “Vành đai và Con đường” (BRI) theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu trước 1.000 đại biểu đại diện cho hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ, Tổng thống Nga cho biết, ông đồng ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng BRI mới phù hợp với ý tưởng của Nga nhằm “tạo ra một mạch hội nhập, tự do thương mại, đầu tư và lao động”.
Nhà lãnh đạo Nga đã nhìn thấy cơ hội và đề cập trực tiếp đến các dự án hạ tầng, ví dụ: Hình thành hành lang quốc tế Bắc và Nam bán cầu, kết nối các cảng của Nga ở vùng Baltic và Bắc Cực với các cảng trên bờ Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương.
Bên cạnh đó, Moscow cũng hy vọng hợp tác với các đối tác nước ngoài để xây dựng các tuyến đường sắt từ miền Trung Siberia về phía Nam tới Trung Quốc, Mông Cổ và các cảng khác ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Nếu hai tuyến đường xuyên lục địa này thành hiện thực, nước Nga với lãnh thổ rộng lớn - đủ khả năng kết nối với tất cả các đối tác, giúp Nga trở nên quan trọng đối với thương mại và liên lạc toàn cầu giữa châu Á và châu Âu.
Theo đó, các dự án BRI giai đoạn mới sẽ do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc tài trợ tổng cộng 700 tỷ Nhân dân tệ, xấp xỉ 96 tỷ USD; cộng thêm 80 tỷ Nhân dân tệ sẽ được bơm vào Quỹ “Con đường tơ lụa”. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng xanh và giao thông xanh để hỗ trợ “Liên minh Phát triển xanh quốc tế BRI”.
Trong bối cảnh Nga bị Mỹ và châu Âu cấm vận, phong tỏa ngặt nghèo, BRI là cơ chế hợp tác tầm cỡ duy nhất còn lại mà nước Nga có thể chờ đợi, bởi đây là cánh cửa để Moscow tương tác với hàng trăm quốc gia trong cùng một mạng lưới.
>>3 điều rút ra từ thượng đỉnh Vành đai và Con đường 2023
Đây là lần thứ 3 ông Putin tham dự Thượng đỉnh BRI, nhưng khác với hai lần trước, tình thế lúc này Điện Kremlin không còn nhiều chọn lựa. Bên cạnh tương lai tràn trề cơ hội hợp tác, phát triển, Nga còn có thể trông chờ sự ủng hộ từ Trung Quốc.
Thượng đỉnh BRI lần này, ngoài các hoạt động kinh tế thông thường, còn có ý nghĩa về mặt “địa chính trị”, giúp Bắc Kinh và Moscow làm sâu sắc thêm quan hệ đồng minh. Suy cho cùng, hai nhà lãnh đạo đã mô tả mối quan hệ Nga-Trung là “không có giới hạn”, “không có lĩnh vực hợp tác bị cấm’”
Có khả năng thu hút hàng chục quốc gia ở Nam bán cầu - hình thành trục kinh tế, chính trị mới, Trung Quốc sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh không khoan nhượng với Mỹ và các đồng minh.
Tại hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng trước ở Ấn Độ, cả hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc đều không có mặt. Đây là thông điệp trực diện cho thấy, thế giới đã phân cực, các cơ chế hợp tác Đông - Tây không thể dung hòa nhau.
Có thể bạn quan tâm
Sáng kiến Vành đai và Con đường (Kỳ I): Rủi ro vay nợ Trung Quốc
12:00, 08/08/2022
Sáng kiến Vành đai và Con đường (Kỳ II): Nguy cơ khủng hoảng nợ
01:00, 13/08/2022
Đối trọng mới của "Vành đai và Con đường"
05:30, 14/06/2021
G7 sắp xây dựng dự án thay thế Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
11:00, 06/06/2021
Thảm họa cuối “Vành đai và Con đường”
11:10, 31/05/2020
Đã đến lúc đa phương hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường?
11:00, 12/05/2019