Công ty khởi nghiệp Orbit Fab nuôi tham vọng xây dựng cây xăng trên vũ trụ

LÊ LINH 20/04/2023 03:04

Công ty khởi nghiệp không gian Orbit Fab với sứ mệnh xây dựng cây xăng trên vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh vừa huy động được gần 28,5 triệu USD cho tham vọng này.

>>>Công ty khởi nghiệp công nghệ Y Combinator cắt giảm 20% lực lượng lao động

>>>Công ty khởi nghiệp công nghệ truyền thông Amagi huy động được hơn 100 triệu USD

Trước đó, công ty này mới chỉ huy động được khoảng 3,6 triệu USD cho ý tưởng của mình. Khoản đầu tư mạo hiểm lên tới gần 30 triệu USD này là minh chứng cho việc các nhà đầu tư thấy được tiềm năng của startup này. Vòng gọi vốn do 8090 Industries dẫn đầu, được Stride Capital, Industrious Ventures, Lockheed Martin Ventures, Tribe Capital, Good Growth Capital và Massive Capital Partners tham gia đầu tư.

Khởi nghiệp “tầm” vũ trụ

Orbit Fab là một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Colorado, Mỹ. Công ty này được Daniel Faber kết hợp với Jeremy Schiel (một cựu sinh viên và là một Forbes 30 Under 30) thành lập năm 2018.

Thiết kế của hệ thống tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo. Ảnh: Orbit Fab

Thiết kế của hệ thống tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo. Ảnh: Orbit Fab

Sau khi thành lập, Orbit Fab hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, với ý định “xây” các trạm tiếp nhiên liệu trên không gian ngoài trái đất cho các vệ tinh. Các trạm này thực chất cũng là các tàu vũ trụ chứa rất nhiều nhiên liệu với nhiệm vụ là bán nhiên liệu cho bất kỳ vệ tinh nào cần, với điều kiện là chúng có modul để đảm bảo có thể “kết nối” với nhau.

Đến năm 2019, Công ty này đã chứng minh phần cứng của mình có thể thể hoạt động vào trở thành công ty tư nhân đầu tiên có thể cung cấp nhiện liệu cho Trạm vũ trụ Quốc tế.

Nhu cầu

Tại sao các vệ tinh lại cần tiếp nhiên liệu khi mà chúng nằm trên quỹ đạo và chuyển động theo quán tính?

Thực tế, các vệ tinh địa tĩnh hay vệ tinh truyền thông sẽ tốn hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô la để phóng chúng lên quỹ đạo. Sau khi lên quỹ đạo, chúng sẽ chuyển động theo quán tính với quỹ đạo đó rất lâu, nhưng trên thực tế, lực hấp dẫn từ Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng có thể khiến chúng lệch ra khỏi quỹ đạo và chúng cần nhiên liệu để quay về vị trí cũ. Lượng nhiên liệu này tiêu tốn nhiều hay ít phụ thuộc vào quỹ đạo lệch nhiều hay ít hay tần suất bị lệch.

Năm 2019, công ty này đã chứng minh có thể cung cấp nhiện liệu cho Trạm vũ trụ Quốc tế

Vệ tinh nào được trang bị cổng RAFTI đều có thể tiếp cận để tiếp nhiên liệu

Hiện trên thế giới không có cách nào để tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trong không gian khiến cho thời gian sử dụng và tuổi thọ của bất kỳ tàu vũ trụ nào cũng bị giới hạn bởi lượng nhiên liệu nó mang theo khi phóng. Điều này khiến cho một vệ tinh khi được sản xuất ra nặng hơn, đắt tiền hơn và các thao tác tốn kém hơn.

>>>Công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Việt gọi vốn thành công 4,6 triệu USD

Nhắm vào nhu cầu đó, công ty Orbit Fab đã phát triển một cổng tiếp nhiên liệu có tên là “Giao diện truyền chất lỏng” - (Rapidly Attachable Fluid Transfer Interface - RAFTI) có thể gắn nhanh các tàu vũ trụ và vệ tinh với nhau để bơm nhiên liệu.

RAFTI là một tiêu chuẩn cấp phép mở cho các cổng tiếp nhiên liệu trên tàu vũ trụ đã được một số cơ quan chính phủ ở Mỹ, và hơn 100 tổ chức thương mại áp dụng.

Chúng có thể được tích hợp vào các vệ tinh và phương tiện bảo dưỡng trên quỹ đạo quanh trái đất. Orbit Fab phóng các tàu chở nhiên liệu lên trên quỹ đạo (tương tự như các trạm xăng). Vệ tinh nào được trang bị cổng RAFTI đều có thể tiếp cận để tiếp nhiên liệu.

Mục tiêu của Orbit Fab là xây dựng một mạng lưới các kho tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo để giúp các vệ tinh có thể “sống” lâu hơn, đồng thời giảm tổng chi phí vận hành vệ tinh. Bởi việc tiếp nhiên liệu trong không gian sẽ rẻ hơn việc phóng một vệ tinh với một lượng nhiên liệu lớn vào không gian ngay từ đầu.

Sau khi thành lập, Orbit Fab hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ (Ảnh: @ Lockheed Martin)

Sau khi thành lập, Orbit Fab hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ. Ảnh: @ Lockheed Martin

Tháng 8 năm ngoái, Orbit Fab cho biết từ năm 2025 họ sẽ cung cấp tới 100 kg hydrazine cho các vệ tinh trong GEO (quỹ đạo địa tĩnh) với giá 20 triệu USD.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đã đặt hàng Orbit Fab cho 3 nhiệm vụ của họ trong 3 năm tới với chi phí 21 triệu đô la Mỹ. Một trong những nhiệm vụ đó sẽ khởi động vào năm 2025. Các cổng giao tiếp RAFTI của Orbit sẽ được gắn trên các vệ tinh quân sự để chúng có thể kết nối với các “trạm xăng” hydrazine trên quỹ đạo của Orbit Fab.

Hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ là bước đi rất quan trọng đối với tương lai của Orbit Fab, bởi nó tạo ra một tiêu chuẩn tiếp nhiên liệu trong ngành công nghiệp vũ trụ.

Ngoài ra Orbit Fab cũng đã tiếp cận các khách hàng thương mại khác. Công ty này đã ký thỏa thuận với Astroscale có trụ sở tại Tokyo, một công ty đang phát triển các vệ tinh nhằm loại bỏ rác vũ trụ. Orbit Fab cũng đã ký thỏa thuận với các công ty khởi nghiệp không gian khác như Phase Four, Dawn Aerospace và Neutron Star Systems.

Trên thực tế, theo nhà phân tích ngành vũ trụ Chris Quilty, xây dựng một cơ sở hạ tầng cho phép các vệ tinh được tiếp nhiên liệu nói dễ hơn làm. Orbit Fab đã khởi nghiệp ở một lĩnh vực khó nhưng họ đã chứng minh điều này là khả thi.  Công ty này xây dựng giao diện phần cứng và làm việc các nhà sản xuất tàu vũ trụ khuyến khích đồng bộ và tích hợp lẫn nhau.

“Đó là một mô hình kinh doanh rất thông minh” Chris Quilty nhận xét.

Theo Giám đốc điều hành Orbit Fab Daniel Faber với dòng vốn mới huy động, công ty Ông đặt mục tiêu đẩy nhanh tham vọng xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo. Ngoài ra, công ty này thông báo rằng năm qua, họ đã tăng gấp đôi đội ngũ của mình lên 60 người và có kế hoạch thuê thêm ít nhất 25 người nữa trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần “sân chơi” riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

    Cần “sân chơi” riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

    03:30, 16/04/2023

  • Công ty khởi nghiệp Reactional Music nhận đầu từ từ Amanotes của Việt Nam 

    Công ty khởi nghiệp Reactional Music nhận đầu từ từ Amanotes của Việt Nam 

    01:56, 16/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty khởi nghiệp Orbit Fab nuôi tham vọng xây dựng cây xăng trên vũ trụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO