Một lần nữa, Trung Quốc đang nỗ lực đổi mới và tìm cách nâng cao vị thế của mình trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
>>Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc tại châu Á
Cụ thể, việc bổ nhiệm ông Lý Cường làm Thủ tướng Trung Quốc dường như nhằm báo hiệu sự tái định hướng của quốc gia này. Tương tự, việc bố nhiệm ông Dị Cương, một nhà kinh tế học, từng có thời gian là Phó giáo sư tại một trường đại học ở Mỹ giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và ông Lưu Côn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ưu tiên sự ổn định tong chính sách kinh tế và tài khóa.
Những thay đổi rõ ràng trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2023 cũng phần nào cho thấy các ưu tiên kinh tế của Bắc Kinh là ngăn chặn sự tách rời vĩnh viễn của chuỗi cung ứng và khôi phục các mối quan hệ kinh tế bền vững với các đối tác ở phương Tây.
Một loạt các nhà lãnh đạo châu Âu được Bắc Kinh tiếp đón vào cuối năm ngoái, bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã cho thấy kỳ vọng của Trung Quốc nhằm làm ấm lại mối quan hệ ngoại giao với một số quốc gia phương Tây.
Tuy nhiên, để nền kinh tế Trung Quốc lấy lại sức hút, cộng đồng quốc tế cần được đảm bảo rằng Bắc Kinh đã khôi phục lại những ưu tiên vào tăng trưởng kinh tế.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những cơn gió ngược với kinh tế Trung Quốc hiện vẫn còn, như tăng trưởng còn chậm, những lo ngại về nhân khẩu học và gánh nặng về nợ của các doanh nghiệp nhà nước cấp địa phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải giải quyết những lo ngại về những nguy cơ bất ổn đối với chiến lược địa chính trị của nước này .
Trước những lo ngại rằng những yếu tố này sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, theo nhiều chuyên gia, có một số bước mà cơ quan chính sách đối ngoại của Bắc Kinh nên thực hiện để giúp hồi sinh nền kinh tế.
>>Chuyến thăm Nga đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc
Chuyên gia Brian Wong ở Polemix nhận định, Trung Quốc cần phải nhận ra rằng, để mở rộng thương mại với các nền kinh tế châu Âu, Trung Quốc cần phảm giảm bớt những ngôn từ kích động và xu hướng khiển trách các quốc gia mà họ cho là Trung Quốc đã vi phạm các lĩnh vực lợi ích cốt lõi của mình.
Bên cạnh đó, ông Wong nói thêm Trung Quốc cũng sẽ cần đẩy mạnh vai trò mang tính xây dựng hơn trong việc hợp tác với châu Âu để giải quyết tình thế khó khăn của Ukraine.
Đáng chú ý, theo ông Moritz Rudolf, học giả nghiên cứu về luật của Trường Luật Yale và là thành viên tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai đánh giá Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đang xem xét thực hiện cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Ukraine Zelenskyy sau khi kết thúc chuyến thăm Nga.
"Đây sẽ là cơ hội để Bắc Kinh trao đổi về các biện pháp viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Đặc biệt, Trung Quốc nên đề nghị giúp đỡ Ukraine trong vấn đề khôi phục những cơ sở hạ tầng bị tàn phá do các cuộc pháo kích của Nga gây ra sau khi hai bên đạt được một thỏa thuận hòa bình", ông Moritz Rudolf nhấn mạnh.
Theo ông Moritz Rudolf, ngoài việc làm trung gian hòa giải cuộc chiến ở Ukraine, Bắc Kinh cũng phải tìm cách đảm bảo với thế giới về việc duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan vì một cuộc đụng độ tại đây sẽ kích hoạt một loạt các biện pháp trừng phạt chưa từng có ở quy mô lớn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Bắc Kinh thực sự nghiêm túc về việc tạo ra một phép màu kinh tế mới sau khi kết thúc chiến lược zero COVID, thì họ phải tích cực xây dựng hình ảnh một đất nước thân thiện với chính sách đối ngoại thực dụng.
Có thể bạn quan tâm
Chuyến thăm Nga đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc
14:29, 20/03/2023
Trung Quốc lo ngại còn nhiều rủi ro trên thị trường bất động sản
14:06, 20/03/2023
Trung Quốc tham vọng thay đổi cán cân quyền lực kinh tế
11:10, 20/03/2023
Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc tại châu Á
05:00, 19/03/2023
Thấy gì từ làn sóng các công ty Trung Quốc đến Việt Nam?
04:15, 19/03/2023