Trung Quốc kiểm soát giá nguyên liệu (Kỳ II): Những tác động và hệ lụy

Diendandoanhnghiep.vn Việc Trung Quốc kiểm soát giá nguyên vật liệu bằng các biện pháp mệnh lệch đã và đang “bóp méo” thị trường nguyên vật liệu, hàng hóa trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những tác động kể trên sẽ chỉ là ngắn hạn; còn về dài hạn, hệ lụy từ những biện pháp này sẽ khá nặng nề với Trung Quốc.

 Tại Trung Quốc, giá quặng sắt giảm 5%, thép cuộn và thép cán nóng giảm 3% ngay sau khi các biện pháp kiểm soát giá nguyên liệu được đưa ra. (Biểu đồ: Diễn biến giá quặng sắt Trung Quốc)

Tại Trung Quốc, giá quặng sắt giảm 5%, thép cuộn và thép cán nóng giảm 3% ngay sau khi các biện pháp kiểm soát giá nguyên liệu được đưa ra. (Biểu đồ: Diễn biến giá quặng sắt Trung Quốc)

Những tác động toàn cầu

Trung Quốc là nước tiêu thụ nguyên liệu lớn nhất thế giới, nên việc kiểm soát giá bằng các biện pháp hành chính đã và đang khiến giá các hàng hóa này trên nhiều thị trường, như London, Singapore… đều giảm.

Australia là nước bị tác động đáng kể khi doanh thu xuất khẩu quặng sắt sụt giảm 32 tỷ USD. Nếu chính sách này của Trung Quốc tiếp tục trong tương lai thì tỷ trọng nhập quặng sắt từ Australia có thể giảm hơn nữa từ mức 60%, mức thấp nhất trong vài thập qua, xuống dưới mức 50% trong vài năm tới.

Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu khoáng quặng sang Trung Quốc, nên việc kiểm soát giá nguyên vật liệu ở Trung Quốc cũng làm giảm doanh thu của các nhà xuất khẩu quặng của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập nhiều hàng bán thành phẩm từ Trung Quốc, nên sự giảm giá sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam được lợi. Tuy nhiên, phần mà Việt Nam đóng góp vào giá trị gia tăng trong các công đoạn tiếp theo là ít ỏi, nên mức độ hưởng lợi là không đáng kể. Nói cách khác, Việt Nam thiệt nhiều hơn lợi khi Trung Quốc can thiệp thị trường nguyên liệu.

Khó thành công

Mục đích cơ bản của chính sách kiểm soát giá nguyên vật liệu ở Trung Quốc nhằm bảo vệ DNNN và các dự án cơ sở hạ tầng ở trong nước và nước ngoài thuộc sáng kiến BRI.

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, như nợ cao, bong bóng bất động sản, tăng trưởng giảm sút..., thì việc phải bảo vệ khu vực DNNN và các dự án nói trên sẽ trở thành trọng tâm trong quản lý kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong tương lai.

Cách làm này sẽ triệt tiêu mọi tín hiệu của thị trường. Về dài hạn, nó sẽ làm trầm trọng sự khan hiếm nguyên liệu. Tình trạng khan hiếm này sẽ tồn tại dai dẳng, kéo theo tình trạng hai giá: giá nhà nước và giá chợ đen, và tình trạng nhập lậu tăng lên. Đó cũng chính là đặc trưng của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước kia.

Bên cạnh đó, khu vực bất động sản và cơ sở hạ tầng được xem là một trong những đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng ở Trung Quốc. Mỗi khi muốn kích thích tăng trưởng, Trung Quốc lại kích thích vào khu vực này. Hậu quả là khu vực này đã hình thành bong bóng, khiến tình trạng nợ nần trong nền kinh tế rất cao ở mức 300% GDP của nước này. Tuy nhiên, nếu ngăn chặn sự phát triển của khu vực này để giảm giá nguyên liệu thì cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tăng trưởng GDP, kéo theo tình trạng nợ nần cũng tăng lên, khiến nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản tăng cao, gây bất ổn vĩ mô. Còn nếu không thì mọi cách kiểm soát giá cả sẽ khó thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc kiểm soát giá nguyên liệu (Kỳ II): Những tác động và hệ lụy tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718469 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718469 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10