Trung Quốc loại dần chip Mỹ: "Cơn ác mộng" với Intel và AMD

Diendandoanhnghiep.vn Các công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc được chính phủ yêu cầu phải loại bỏ dần các chip máy tính của Mỹ ra khỏi hệ thống của họ trước năm 2027, theo một báo cáo do WSJ tiết lộ.

Không chỉ Mỹ, Trung Quốc cũng đang tìm cách loại bỏ chip Mỹ ra khỏi hệ thống của họ

Không chỉ Mỹ, Trung Quốc cũng đang tìm cách loại bỏ chip Mỹ ra khỏi hệ thống của họ

Động thái này là tin xấu đối với các công ty sản xuất bộ vi xử lý bán dẫn của Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices (AMD). Theo đó, những lệnh cấm trả đũa này sẽ khiến các công ty sản xuất chip của Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD.

>> Nvidia đầu tư vào Indonesia: Việt Nam đáng lo ngại?

Thời hạn 2027 do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đưa ra cho các nhà mạng trong nước nhằm mục đích đẩy nhanh nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng các chip cốt lõi của đối thủ trong cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc. Cơ quan quản lý này đã yêu cầu các nhà khai thác di động phải kiểm tra mức độ phổ biến của các chip bán dẫn “không phải của Trung Quốc” và dự thảo các mốc thời gian để thay thế chúng. China Mobile và China Telecom, hai nhà mạng viễn thông lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu, được cho nằm trong số này.

Chip nội địa Trung Quốc đủ sức thay thế?

Không phải tới nay Trung Quốc mới lo ngại về vấn đề an ninh khi sử dụng chip từ các nhà cung cấp Mỹ, mà những nỗ lực của Trung Quốc trong quá khứ thường bị cản trở bởi các công ty bán dẫn của Mỹ có các chip có hiệu suất ổn định và mạnh mẽ.

Thế nhưng, trong những năm gần đây, Bắc Kinh dường như đã gặt hái được thành quả sau nhiều năm đầu tư vào R&D và mua sắm các trang thiết bị cần thiết nhằm “tự lực tự cường” trong ngành công nghệ bán dẫn. Những nỗ lực này càng trở nên cấp thiết sau khi chính quyền ông Joe Biden áp đặt các lệnh hạn chế Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến nhất.

Năm ngoái, SMIC, công ty bán dẫn quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, đã chế tạo thành công bóng bán dẫn có kích thước 5nm và được Huawei sử dụng cho điện thoại thông minh đời mới nhất. Với thành tựu này, các chuyên gia trong nước của Trung Quốc cho rằng nước này đã tiến một bước dài trong tự chủ ngành bán dẫn bất chấp những cấm vận của Mỹ.

Đây cũng được cho là một phần nguyên nhân khiến nguồn cung nội địa đã giúp các nhà mạng viễn thông chuyển đổi nhiều hơn sang các lựa chọn thay thế trong nước.

China Mobile và China Telecom đang là khách hàng quan trọng của cả hai nhà sản xuất chip ở Trung Quốc. Hàng nghìn máy chủ cho các trung tâm dữ liệu của họ trong thị trường điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ trong nước.

Những máy chủ này cũng rất quan trọng đối với thiết bị viễn thông làm việc với các trạm gốc và lưu trữ dữ liệu của thuê bao di động, thường được coi là “bộ não” của mạng. Theo dữ liệu từ TrendForce, trong khi Nvidia đứng đầu về chip dành cho AI, Intel và AMD lại chiếm thị phần lớn nhất trên toàn cầu về CPU sử dụng trong máy chủ. Ước tính vào năm 2024, Intel có thể sẽ nắm giữ 71% thị trường, trong khi AMD sẽ có 23%.

>> TSMC sẽ hoàn thành giấc mơ tự sản xuất chip tiên tiến nhất của Mỹ?

Hãng chip Mỹ loay hoay giữa cạnh tranh Mỹ - Trung

Báo cáo mới đây của WSJ như một "tin sét đánh" đối với hai nhà sản xuất chip của Mỹ khi Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của hai tập đoàn này.

Intel cho biết trong báo cáo thường niên mới nhất vào tháng 1 rằng Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm 27% doanh thu của công ty vào năm ngoái. AMD cũng chứng kiến 15% doanh thu của họ đến từ Trung Quốc trong năm 2023.

Những hãng chip Mỹ ở giữa được cho chịu thiệt hại hàng tỷ USD

Những hãng chip Mỹ được cho chịu thiệt hại hàng tỷ USD trong bối cảnh căng thẳng Mỹ- Trung

Cổ phiếu của AMD và Intel đã giảm mạnh vào thứ Sáu tuần trước sau khi thông tin trên được đăng tải. AMD đóng cửa giảm 4,2% xuống mức 163,28 USD/cp, trong khi cổ phiếu của Intel giảm 5,2% xuống 35,69 USD/cp.

Sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của các công ty bán dẫn Mỹ cũng thể hiện ở cách họ phải chật vật để lách các quy định hạn chế mà chính quyền ông Joe Biden đề ra.

Các công ty như Micron Technology, AMD và Nvidia, đã phải hiệu chỉnh lại các sản phẩm chip – như giảm bớt hiệu năng - nhằm cố gắng níu chân các khách hàng Trung Quốc. Intel cũng có các phiên bản sửa đổi chip AI dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, các lãnh đạo công ty hàng đầu của Intel, Qualcomm hay Nvidia được cho cũng nằm trong nhóm vận động chính sách chống lại các hạn chế chặt chẽ hơn về chip hồi năm ngoái. Vào tháng 7/2023, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hoa Kỳ đã đề nghị Tổng thống Mỹ tạm dừng các lệnh trừng phạt tiếp theo do lo ngại mất thị phần tại Trung Quốc.

Có vẻ như lo ngại đó đang trở thành hiện thực. Ngay từ tháng 3 năm ngoái, tờ Financial Times đã đưa tin Trung Quốc đang tìm cách loại bỏ chip Intel và AMD, cũng như hệ điều hành Windows của Microsoft, khỏi các máy tính và máy chủ của chính phủ và thay thế chúng bằng hàng nội địa. Trong đó, các hướng dẫn mua sắm không ưu tiên các máy tính xách tay và máy tính để bàn có chứa chip Intel và AMD. Trong số 8 tùy chọn về bộ xử lý trung tâm hoặc CPU, AMD và Intel được liệt kê là hai lựa chọn cuối cùng, sau 6 CPU nội địa Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc loại dần chip Mỹ: "Cơn ác mộng" với Intel và AMD tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714419277 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714419277 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10