Trung Quốc sẽ phải làm gì để giành lại niềm tin của châu Âu?

CẨM ANH 14/05/2023 03:30

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều động thái, kể cả các hoạt động liên quan đến chiến sự Nga- Ukraine nhằm giành lại niềm tin của các quốc gia châu Âu.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (trái) và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trong cuộc họp báo ở Berline ngày 9/5 - Ảnh: Getty/Bloomberg.

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (trái) và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 9/5 - Ảnh: Getty/Bloomberg.

Vai trò kiến tạo hòa bình của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý trong tuần này khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương có chuyến công du kéo dài 5 ngày tới Đức, Pháp và Na Uy. Nhưng các nhà phân tích cho rằng những thay đổi quan điểm đối với chiến sự Nga - Ukraine sẽ là cần thiết nếu Bắc Kinh muốn tăng cường lòng tin của các nước châu Âu, đặc biệt là với Đức.

Ông Tần Cương đã cùng Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trong chuyến thăm của bà tới một doanh nghiệp của Đức có trụ sở ở thành phố Thiên Tân, phía Đông Bắc Trung Quốc, và sau đó cả hai đã cùng di chuyển đến Bắc Kinh bằng tàu cao tốc, theo SCMP.

Trung Quốc cũng đã chào đón bà Jennifer Morgan, Đặc phái viên của Đức về vấn đề khí hậu đến Bắc Kinh vào tháng trước để thảo luận hợp tác về biến đổi khí hậu, một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới lãnh đạo châu Âu.

Giới quan sát đánh giá, mặc dù những chuyến công du như vậy của giới quan chức Đức là quan trọng, nhưng Bắc Kinh sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi hình ảnh của mình ở châu Âu, sau một loạt động thái gia tăng căng thẳng trong những năm gần đây, đặc biệt là sau những phát ngôn của Đại sứ Trung Quốc tại Pháp.

Ông Ulrich Brückner, Giáo sư nghiên cứu châu Âu tại Đại học Stanford ở Berlin, cho biết hành động quan trọng nhất mà Bắc Kinh có thể thực hiện để thay đổi quan điểm tiêu cực của Châu Âu đối với Trung Quốc là quốc gia này phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc “chấm dứt chiến tranh” ở Ukraine.

Ông Brückner nói rằng, việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền và thúc giục Nga chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ là một “đóng góp to lớn” để cải thiện nhận thức chung về Trung Quốc trong giới lãnh đạo châu Âu. "Điều này sẽ thể hiện chính xác những gì một nhà lãnh đạo toàn cầu phải làm, không chỉ rao giảng về chủ nghĩa đa phương và pháp quyền mà còn tuân theo và hành động theo những gì mà họ đã cam kết", ông Brückner nói.

>>Trung Quốc tăng cường xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh ngày 4.11.2022. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh ngày 4.11.2022. Ảnh: Reuters

Một cuộc thăm dò của đài truyền hình ARD của Đức được tiến hành vào tháng 3 cho thấy niềm tin của công chúng Đức đối với Trung Quốc đã giảm mạnh, với 83% những người được khảo sát gọi Bắc Kinh là đối tác không đáng tin cậy, một phần là do những lo ngại về vấn đề Tân Cương và những ứng xử của quốc gia này đối với chiến sự Nga- Ukraine.

Ông Barbara Pongratz, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator có trụ sở tại Berlin, cho rằng với lập trường nước đôi của Trung Quốc về cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy tâm lý tiêu cực ở châu Âu lên cao. “Sự thất vọng của người dân Đức và châu Âu đã gia tăng mạnh mẽ khi nhân quyền và luật pháp quốc tế bị vi phạm. Đó là lý do vì sao những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ nhằm cải thiện hình ảnh của Trung Quốc tại Đức đã phản tác dụng", ông Pongratz lưu ý.

Khi được hỏi điều gì có thể cải thiện quan hệ Trung- Đức, ông Ulrich Brückner nói: “Rất đơn giản, Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn và tốt hơn. Và những hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có thể là những bước đi hiệu quả". Bên cạnh đó, chuyên gia Ulrich Brückner đã đề cập đến những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc giúp Trung Quốc cải thiện hình ảnh tích cực hơn thông qua truyền thông và giao lưu văn hóa. Trong chuyến dừng chân ở Đức vào đầu tuần này trong khuôn khổ chuyến công du ba quốc gia châu Âu, ông Tần Cương đã đến thăm một Viện Khổng Tử ở Berlin và kêu gọi viện này đóng góp nhiều hơn trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân Đức-Trung.

Bất chấp những khác biệt giữa Trung Quốc và Đức, điều quan trọng đối với hai nước là duy trì đối thoại, đặc biệt là cần đạt được sự thống nhất trong vấn đề Ukraine. Giới quan sát chính trị cho rằng, Đức và Pháp là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tại châu Âu và Trung Quốc biết điều này. Bắc Kinh nên nắm bắt được quan điểm của giới lãnh đạo hai nước về cuộc chiến để đưa ra những phát ngôn và hành động phù hợp. Điều này sẽ cho thấy một Trung Quốc thiện chí và hợp tác, chứ không phải là nỗ lực hợp tác để chia rẽ như nhiều nghi ngại hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc tăng cường xích lại gần châu Âu

    Trung Quốc tăng cường xích lại gần châu Âu

    03:30, 13/05/2023

  • Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ: Hai điều Trung Quốc có thể

    Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ: Hai điều Trung Quốc có thể "mỉm cười"

    04:00, 12/05/2023

  • “Chủ nghĩa dân tộc” trong kinh tế Trung Quốc

    “Chủ nghĩa dân tộc” trong kinh tế Trung Quốc

    17:35, 11/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

    Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

    04:00, 11/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc sẽ phải làm gì để giành lại niềm tin của châu Âu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO