Trung Quốc và bước ngoặt Đại hội Đảng 20

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/10/2022 05:00

Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 20 có ý nghĩa đặc biệt với chu kỳ phát triển của Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình.

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc ngày 16/10

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc ngày 16/10 (Ảnh: Xinhua)

>>Trung Quốc ra “Nghị quyết lịch sử”, ông Tập là trung tâm?

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 với sự xuất hiện đông đủ của giới tinh hoa chính trị nước này là sự kiện được truyền thông khắp thế giới quan tâm. Bởi Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển chung toàn cầu.

Đại hội lần này tổng kết lại chặng đường 100 năm từ khi Đảng cộng sản ra đời và cầm quyền tại quốc gia đông dân nhất thế và mở ra mục tiêu lớn cho 100 năm tiếp theo - một thời kỳ dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử lãnh đạo, điều hành vĩ mô.

Một thế kỷ qua, Trung Quốc đạt được 4 thành tựu lớn: (1) giành lại độc lập từ tay các cường quốc phương Tây; (2) xây dựng nền kinh tế hùng mạnh dựa trên quyền lực của đảng Cộng sản; (3) cải cách, mở cửa và hiện đại hóa đất nước; (4) xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Ba mục tiêu đầu tiên gắn liền với tên tuổi của các ông Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình; thành tựu thứ 4 có ảnh hưởng lớn từ ông Tập Cận Bình trong 10 năm qua. Ông Tập không dấu diếm ý định sánh ngang các tiền bối khi hoạch định đại kế hoạch 100 tiếp theo - xây dựng Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt.

“Nghị quyết lịch sử thứ lần thứ 3” tiếp tục củng cố vị trí trung tâm của ông Tập Cận Bình - “nhân tố đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua”.

Hệ thống lý luận dẫn đường là một phức hợp, bao gồm: Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào kết hợp với văn hóa Trung Quốc và kinh nghiệm quản trị quốc gia.

Tuy vậy, Nghị quyết đã dành thời lượng đáng kể ca ngợi đương kim lãnh đạo tối cao, rằng ông Tập đã đưa ra nhiều tư tưởng mới, chiến lược mới có tính sáng tạo đầu tiên, khẳng định này chính thức đưa ông Tập lên ngang hàng với những người tiền nhiệm tiêu biểu nhất.

Nghị quyết đã tổng kết cho Chủ tịch Trung Quốc vài phẩm chất hiếm có “tinh thần chủ động lịch sử vĩ đại”, “dũng khí chính trị to lớn”, “tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ”,… “đấu tranh vĩ đại”, “dự án vĩ đại”, “sự nghiệp vĩ đại”, “giấc mơ vĩ đại”,…

Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục với nhiệm kỳ thứ 3? (Ảnh: Xinhua)

Nhiều chuyên gia dự báo ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục với nhiệm kỳ thứ 3 (Ảnh: Xinhua)

Có thể nói, nhiệm vụ 100 năm tiếp theo được nghị quyết hóa bằng âm điệu ngôn ngữ, tinh thần đặc sắc Trung Hoa, không gì ngoài lớn lên mãi, vươn xa, vươn xa mãi và tóm gọn lại trong khái niệm bá chủ thế giới.

Đối với bối cảnh quốc tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại động lực tăng trưởng, cơ hội làm ăn, hợp tác vô biên. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cường quốc này để lại không ít quan ngại. Có thể nói Trung Quốc là nhân tố làm thay đổi cấu trúc toàn cầu thế kỷ 21.

Về mặt tích cực, sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến Mỹ và phương Tây lập tức thay đổi cách tiếp cận với các vấn đề lớn, như Mỹ rút quân khỏi Trung Đông, tập trung cho địa bàn châu Á - Thái Bình Dương; Chủ động tái thiết quan hệ với các quốc gia cựu thù ở Đông Nam Á...

Với quan hệ song phương Trung - Mỹ, Washington chọn cách tiếp cận cứng rắn, ví như phát động chiến tranh thương mại, tăng cường hỗ trợ Đài Loan; tung ra chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương trực tiếp chỉ ra mối nguy mang tên Trung Quốc. Mỹ - Trung chính thức trở lại đường đua đối đầu kịch liệt.

Trên bình diện toàn cầu, giấc mộng Trung Hoa gây ra tâm lý sợ hãi, đề phòng và phản ứng ngày càng lớn. Một trong số đó là vay nợ Trung Quốc để thực hiện dự án hạ tầng theo chương trình “Vành đai và Con đường”, một số quốc gia đã vỡ nợ và nhiều quốc gia khác đang gồng mình trả nợ.

Trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học, Trung Quốc sử dụng mọi cách thức để đạt được thành tựu nhanh chóng nhất; nhằm tạo ra sức mạnh Trung Quốc được phổ biến rộng rãi nhất. Họ đã chọn lối tắt, dựa vào mưu lược thâm và sâu hơn là kích hoạt phát triển đúng logic như châu Âu và Mỹ.

Trung Quốc đang cố gắng khẳng định vị thế cường quốc

Trung Quốc đang cố gắng khẳng định vị thế cường quốc

Với tư tưởng “Đại Hán”, không gì là không thể. Nhưng dưới sức ép quốc tế ngày càng lớn, liệu Trung Quốc sẽ tiến tới đâu; định hình cường quốc bằng giá trị cốt lõi nào?

Nhiều chuyên gia dự báo ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo toàn diện Đảng cộng sản, Nhà trước Trung Quốc, ít nhất trong 5 năm tới. Vấn đề với đại hội lần này là ông Tập sẽ chọn ai đảm nhiệm “cánh tay phải”.

Lịch sử các chính thể cho thấy, khi giới hạn nhiệm kỳ không còn tác dụng, chính trị gia sẽ tin dùng người trung thành, biết tuân lệnh hơn là nhân sự có bộ óc đổi mới, kỹ trị.

Có thể bạn quan tâm

  • Đi nước cờ mới, Mỹ tiếp tục

    Đi nước cờ mới, Mỹ tiếp tục "chiếu tướng" cả Nga và Trung Quốc

    05:39, 15/10/2022

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "vỡ mộng" bá chủ chip toàn cầu vì Mỹ

    04:00, 13/10/2022

  • Quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ: Khó hàn gắn “vết rạn nứt”

    Quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ: Khó hàn gắn “vết rạn nứt”

    04:00, 11/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc và bước ngoặt Đại hội Đảng 20
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO