Tương lai nào cho quan hệ Việt - Mỹ?

Diendandoanhnghiep.vn Bất chấp các thách thức chủ quan, mối quan hệ Việt - Mỹ sẽ phát triển vì tính chất khách quan của thời cuộc.

Dầu mỏ tại Biển Đông là nơi hội tụ lợi ích trong quan hệ Việt-Mỹ

Dầu mỏ tại Biển Đông là nơi hội tụ lợi ích trong quan hệ Việt-Mỹ

Dù muộn, nhưng là cần thiết, Việt Nam cũng đã gửi lời chúc mừng đến tân Tổng thống Mỹ, Joe Biden. Vẫn cần nhiều thời gian để định hình quan hệ Việt-Mỹ. Song, gần 20 năm bình thường hóa quan hệ, hai bên đã đạt được bước tiến vượt bậc.

Từ thù địch thành bạn bè, đối tác - đó là tất cả những gì trong chặng đường không quá dài này. Tâm lý không ít người Việt cảm thấy hụt hẫng khi D. Trump thất cử, cũng chỉ vì lâu lắm rồi người ta mới thấy một Tổng thống Mỹ thẳng tay tuyên chiến với Trung Quốc!

Họ biết rõ rất nhiều người Việt không ưa gì Trung Quốc, ông Trump đã làm điều này. Người Mỹ không những thực dụng mà còn tinh tế không kém. Họ biết sức mạnh tinh thần của chúng ta, điển hình như B. Obama, J. Biden đã ít nhất hai lẫy Kiều làm rung động tâm can.

Và, cũng không ít quan điểm cho rằng, Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn thông qua chính sách của Mỹ trong 4 năm vừa qua. Nhưng thật ra, Bill Clinton là người của đảng Dân chủ, đặt viên gạch đầu tiên để Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Từ năm 1993 đến nay, Mỹ có 5 đời Tổng thống thì có 4 người đã đến thăm Việt Nam (ngoại trừ Bush cha). Điều đó cho thấy, người Mỹ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng, bất kể đảng phái nào nắm quyền lãnh đạo.

Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ hồi năm 2015, J. Biden lúc đó là phó Tổng thống đã mở tiệc chiêu đãi, lẫy Kiều bày tỏ lạc quan về viễn cảnh quan hệ hai nước.

Ông Antony Blinken, người vừa được J. Biden nhắm vào ghế Ngoại trưởng - lúc đó đang là Thứ trưởng Ngoại giao đã viết bài bình có tựa đề “Cơ hội chiến lược để thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ”.

Trước đó, năm 2013, dưới thời Tổng thống Obama đã nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ thành đối tác toàn diện. Nhưng 4 năm của D. Trump, dấu ấn lớn nhất là chỉ đến Việt Nam trong thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Những điều trên một lần nữa khẳng định, Việt Nam luôn có tầm quan trọng đối với Mỹ mà không phụ thuộc vào việc ai làm Tổng thống. Thật ra, khẳng định này đã diễn ra từ rất lâu chứ không phải trong 20 năm nay. Sự hiện diện của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam hồi giữa thế kỷ XX đã phần nào chứng minh.

Và, dù muốn hay không thì nước Mỹ, người Mỹ và tính chất Mỹ đã mãi mãi trở thành một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại, không thể xóa nhòa, kể cả đau thương mất mát hay hạnh phúc ngọt ngào.

Những điều này tiếp tục khẳng định, quan hệ Việt - Mỹ vẫn phát triển tốt đẹp. Một phần vì lịch sử đã đặt nền móng, phần khác - quan trọng hơn - như đã nói là vị trí đắc địa của nước ta tại Biển Đông, Thái Bình Dương.

Quan hệ Việt-Mỹ vẫn tiếp tục phát triển vì tính chất thời cuộc

Quan hệ Việt-Mỹ vẫn tiếp tục phát triển vì tính chất thời cuộc

Thứ nhất, lợi ích Việt-Mỹ sẽ hội tụ tại Biển Đông, nơi được dự báo có khoảng 4.000 tỷ USD chỉ với riêng dầu mỏ, khí đốt. Sở dĩ, Trung Quốc ngày càng tỏ ra manh động tại Biển Đông là vì trữ lượng dầu khí trên cạn của nước này bắt đầu cạn kiệt sau mấy thập kỷ tăng trưởng “nóng”.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu mỏ nước ngoài tăng 56,3% trong năm ngoái, và phụ thuộc của nước này vào khí tự nhiên nhập khẩu tăng 21,5%. Tình trạng này cũng diễn ra ở Mỹ, khi công nghệ dầu đá phiến chưa chứng minh được hiệu suất kinh tế.

Thứ hai, muốn hút dầu phải đảm bảo về công nghệ, tài chính. Nhưng tại Biển Đông, chủ quyền đang tranh chấp quyết liệt. Vì vậy, phải sử dụng các quan hệ “mềm” để tiếp cận.

Bề ngoài là sự răn đe quân sự, ngoại giao lẫn nhau, bên trong là cạnh tranh giữa các công ty dầu mỏ của Mỹ và Trung Quốc, lõi của vấn đề là các bên đang chạy đua gây ảnh hưởng, lôi kéo đồng minh tại Đông Á và Đông Nam Á để bám rễ lâu dài.

Theo “Báo cáo Biển Đông 2013” của EIA, Việt Nam có trữ lượng dầu khí đứng thứ 2 tại Biển Đông, khoảng 3 tỷ thùng dầu thô và 20 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên.

Thứ ba, Việt Nam có “liên quan mật thiết” trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ. Nên đặt câu hỏi: Vì sao Washington muốn mời Việt Nam tham gia bộ tứ mở rộng (QUAD) mà không phải là quốc gia khác? Vì sao Ngoại trưởng Mike Pompeo mạnh mẽ lên tiếng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trước thềm bầu cử Mỹ?

Chưa hẳn là chúng ta hấp dẫn, có tiềm lực hay lý do thông thường nào khác. Mà trước tiên, tại Biển Đông, Trung Quốc có xu hướng xung đột với Việt Nam nhiều nhất về lãnh thổ, chủ quyền biển đảo. Người Mỹ rất hiểu câu tục ngữ cổ đại “kẻ thù của kẻ thù là bạn”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tương lai nào cho quan hệ Việt - Mỹ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714174322 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714174322 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10