VCCI đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim

ĐỖ HUYỀN 13/12/2020 04:30

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất xóa bỏ độc quyền với cơ chế duyệt phim, làm rõ các tiêu chí thẩm định để bảo vệ quyền tự do sáng tạo của nhà làm phim.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế của VCCI - cho rằng để có thể phát triển điện ảnh, cần phải tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Cụ thể, VCCI đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim và làm rõ các tiêu chí thẩm định phim.

Mắt biếc là tác phẩm điện ảnh mới nhất của đạo diễn tài ba Victor Vũ. Đây cũng là lần thứ hai anh làm phim chuyển thể từ một truyện dài cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

"Mắt biếc" là tác phẩm điện ảnh đạo diễn Victor Vũ, chuyển thể từ một truyện dài cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

“Cơ chế duyệt phim hiện nay tỏ ra bất cập khi mà các bộ phim chiếu rạp đều phải qua một hội đồng duyệt phim tại trung ương. Hội đồng này vừa độc quyền duyệt phim mà tiêu chí để kiểm duyệt phim lại không rõ ràng, chung chung, định tính”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Tuấn, việc duyệt phim phải do nhiều đơn vị có năng lực được thực hiện, sao cho nhà làm phim có quyền lựa chọn giữa nhiều đơn vị. Phù hợp nhất hiện nay là giao luôn cho các đài truyền hình làm công tác này. Cả nước hiện đang có khoảng 70 đài truyền hình, các đơn vị này đã thực hiện việc kiểm duyệt phim truyền hình thì việc thực hiện thêm chức năng phim chiếu rạp không có gì khó khăn. Theo đó, khi có một bộ phim chiếu rạp, doanh nghiệp phân phối phim có quyền lựa chọn mang đến bất kỳ đài truyền hình nào để sử dụng dịch vụ thẩm định".

Ngoài ra, đại diện VCCI cũng yêu cầu cần làm rõ hơn điều 8.1 về quy định các nội dung bị cấm. Theo ông, những nội dung vi phạm lợi ích công cộng, lợi ích của toàn xã hội như tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, khiêu dâm, bạo lực... sẽ cấm tuyệt đối.

Còn những nội dung xâm phạm lợi ích tư nhân như xúc phạm cá nhân, tổ chức cụ thể sẽ bị cấm khi cá nhân, tổ chức đó không đồng ý. Cơ chế cấm ở đây là qua kiến nghị, yêu cầu, giải quyết tranh chấp, tòa án và cả bồi thường thiệt hại. Nói cách khác, những nội dung như vậy vẫn được cấp phép đưa vào phim nếu cá nhân, tổ chức bị xúc phạm đó không phản đối.

Có thể bạn quan tâm

  • Loạn dự án

    Loạn dự án "ăn theo" sân bay Long Thành và “lỗi” cơ chế quản lý đất đai

    14:00, 08/12/2020

  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bài 3 – Cần một cơ chế thực chất hơn cho doanh nghiệp

    Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bài 3 – Cần một cơ chế thực chất hơn cho doanh nghiệp

    11:00, 03/12/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách vùng đồng bằng sông Cửu Long

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách vùng đồng bằng sông Cửu Long

    19:57, 02/12/2020

  • Nghệ An: Doanh nghiệp với cơ chế kiểm soát nội bộ

    Nghệ An: Doanh nghiệp với cơ chế kiểm soát nội bộ

    22:57, 27/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VCCI đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO