Vì sao nhiều doanh nghiệp toàn cầu vẫn lo ngại về Trung Quốc?

CẨM ANH 18/11/2023 03:30

Bất chấp những tín hiệu cho thấy quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang dần ổn định, nhiều doanh nghiệp toàn cầu vẫn chưa khôi phục niềm tin kinh doanh ở Trung Quốc.

>> Quan hệ Mỹ - Trung: Tín hiệu mới từ APEC 2023

Các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa khôi phục niềm tin kinh doanh vào Trung Quốc

Các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa khôi phục niềm tin kinh doanh vào Trung Quốc

Tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp Mỹ ở San Francisco, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, bao gồm Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Salesforce Marc Benioff, rằng môi trường kinh doanh của Trung Quốc rất thuận lợi.

“Càng có nhiều khó khăn thì chúng ta càng cần phải tạo dựng mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia và mở lòng với nhau”, ông Tập nói trong bữa tối với doanh nghiệp Mỹ.

Trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập, Trung Quốc tuyên bố mua một số lượng lớn đậu nành Mỹ. Được biết đây là số lượng lớn nhất được Trung Quốc mua từ Mỹ trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, cũng có thông tin được đưa ra trước thềm chuyến thăm rằng Bắc Kinh cũng có thể đặt hàng máy bay Boeing lần đầu tiên sau hơn 4 năm, nhưng thỏa thuận đã không thành hiện thực trong tuần này.

Trong khi ông Tập hy vọng cuộc gặp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xoa dịu mối lo ngại từ giới tinh hoa Mỹ về môi trường pháp lý đang được kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc cũng như căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, thì ông Mary Lovely, thành viên cao cấp của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng lời nói sẽ là không đủ.

“Tôi nghĩ rằng họ phải nhìn thấy sự thay đổi thực sự. Chủ tịch Tập đã rất nhiều thông điệp hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhưng họ cần phải chứng kiến điều đó trên thực tế và tôi nghĩ các doanh nghiệp hiện vẫn đang nghi ngờ”, ông Lovely nói.

Trung Quốc đang cần các nhà đầu tư nước ngoài khi nền kinh tế nước này chao đảo do tác động từ cuộc khủng hoảng bất động sản, tăng trưởng chậm, đồng nhân dân tệ yếu hơn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Do đó, nhiều công ty vẫn cảnh giác bất chấp tấm thảm chào mừng được đưa ra, do chính quyền Trung Quốc quá chú trọng đến an ninh quốc gia, cũng như có các động thái kiểm soát với các công ty nước ngoài và thực thi Luật Dữ liệu nghiêm ngặt.

>> Các BigTech Mỹ và Trung Quốc hoạt động ra sao ở Đông Nam Á?

Nhiều công ty đa quốc gia đã dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến các quốc gia Đông Nam Á khác

Nhiều công ty đa quốc gia đã dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến một số quốc gia Đông Nam Á

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gần đây đã giảm ở Trung Quốc khi các công ty ngày càng dịch chuyển đến Đông Nam Á để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. FDI vào Trung Quốc giảm hơn 5% trong 8 tháng đầu năm 2023 và Trung Quốc tiếp tục ghi nhận dòng vốn FDI sụt giảm trong tháng 11. Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc nhận thấy dòng vốn đầu tư đang chảy ra bên ngoài nhiều hơn là chảy vào kể từ năm 1998.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong khi cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Biden đánh dấu sự cải thiện trong quan hệ Mỹ-Trung nói chung, thì sự cạnh tranh gay gắt về “công nghệ của tương lai” có thể sẽ tiếp tục. 

Tuy nhiên, một số CEO công nghệ lại cho thấy sự lạc quan sau hội nghị thượng đỉnh APEC khi đưa ra một số kết quả tích cực từ các cuộc họp trong tuần này.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, vẫn tồn tại nhiều thách thức trong quan hệ Mỹ- Trung. Nhưng cả hai bên đều đang nỗ lực quản lý mối quan hệ theo hướng tích cực”, ông Yangbin Wang, Giám đốc điều hành của Vobile Group, một công ty phần mềm phục vụ những người sáng tạo nội dung độc lập đánh giá.

Theo ông Wang, khi giới lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các CEO ngồi họp và trao đổi trực tiếp với nhau, họ cảm thấy được khích lệ và có thêm niềm tin kinh doanh, dù vẫn còn những thách thức phía trước.

Trên thực tế, các công ty đa quốc gia đang cảm thấy áp lực đối với hoạt động tại Trung Quốc trong những năm gần đây, khi quốc gia này đã thực hiện chính sách kiểm soát nghiêm ngặt với một số công ty công nghệ, đồng thời kiểm soát dòng chảy tự do của thông tin tài chính và kinh doanh khác, với lý do an ninh quốc gia.

Trong khi đó, căng thẳng với Mỹ cũng khiến một số công ty coi việc kinh doanh ở Trung Quốc là rủi ro nhiều hơn so với trước đây. Điều này đã dẫn đến việc một số quốc gia Đông Nam Á, như Indonesia, Malaysia... chứng kiến sự tăng vọt về dòng vốn FDI. 

Ông George Barcelon, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines, cho biết tại một sự kiện bên lề APEC: “Chúng tôi muốn khuyến khích một số công ty đang rời khỏi Trung Quốc đến Philippines. Tôi biết đôi khi chúng tôi không lọt vào danh sách rút gọn. Rất nhiều công ty sẽ đến Việt Nam hoặc nơi khác."

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam và chặng đường 25 năm với APEC

    Việt Nam và chặng đường 25 năm với APEC

    12:00, 17/11/2023

  • Long An đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư trong Tuần lễ cấp cao APEC 2023 tại Hoa Kỳ

    Long An đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư trong Tuần lễ cấp cao APEC 2023 tại Hoa Kỳ

    07:37, 17/11/2023

  • Quan hệ Mỹ - Trung: Tín hiệu mới từ APEC 2023

    Quan hệ Mỹ - Trung: Tín hiệu mới từ APEC 2023

    04:30, 17/11/2023

  • Cộng đồng doanh nghiệp là một phần quan trọng của tiến trình APEC

    Cộng đồng doanh nghiệp là một phần quan trọng của tiến trình APEC

    14:46, 16/11/2023

  • APEC 2023: Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế

    APEC 2023: Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế

    11:22, 16/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao nhiều doanh nghiệp toàn cầu vẫn lo ngại về Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO