Vì sao Trung Quốc lo sợ Tencent và Alibaba?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 24/12/2020 06:40

Tencent và Alibaba là những đế chế “kinh tế tư bản” trong lòng Trung Quốc, chính nó đã tạo ra những mâu thuẫn hệ thống không thể nào giải quyết.

Những tập đoàn kinh tế tư nhân tại Trung Quốc đang là mối đe dọa đến quyền lực chính trị

Những tập đoàn kinh tế tư nhân tại Trung Quốc đang là mối đe dọa đến quyền lực chính trị

Sau hơn chục năm phát triển mạnh mẽ, những gã khổng lồ công nghệ tại Trung Quốc như AlibabaTencent đã làm thay đổi hình thức cũng như nội dung của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thậm chí các công ty này không đơn thuần là doanh nghiệp chỉ biết đến lỗ, lãi - nói đúng hơn đó là những “thiết chế kinh tế” được điều hành bởi bộ máy có đầy đủ chức năng. Như một quy luật khách quan, quyền lực kinh tế ắt dẫn đến quyền lực chính trị.

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra hồi giữa tháng 11, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo “tăng cường nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn mở rộng ảnh hưởng một cách mất trật tự”. Mấy khía cạnh mà ông Tập nhấn mạnh là “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị” và “an ninh của quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị”.

Dù nội dung thế nào thì về cơ bản Trung Quốc vẫn theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng lý thuyết kinh điển của Marx, Lenin, được phát triển kế thừa bởi Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và một phần Tập Cận Bình.

Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc được khuôn mẫu lại tại đại hội lần thứ 15 của ĐCSTQ bằng cách gắn thêm thuật ngữ “…đặc sắc Trung Quốc”. Đặc sắc ấy chính là văn hóa, tư tưởng Trung Hoa và các bổ sung, thêm thắt của các nhà lãnh tụ được cụ thể hóa thàng 12 nội dung mang tầm chiến lược.

Đáng chú ý, trong đó lấy “phát triển kinh tế làm trung tâm”, còn các vấn đề tư tưởng, xã hội, chính trị bị đẩy xuống phần cuối cùng. Đó gần như không còn là một ám chỉ, mà hoàn toàn rõ ràng. Trung Quốc cần phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm ngòi nổ giải quyết các vấn đề còn lại.

Không chỉ Alibaba và Tencent, mà rất nhiều công ty, tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc được tạo điều kiện tối đa để phát triển như vũ bão kể từ sau năm 2000.

Nuôi dưỡng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để dẫn dắt lèo lái nền kinh tế khỏi chệch hướng. Về hình thức các doanh nghiệp này thuộc sở hữu toàn dân, tức là “công hữu về tư liệu sản xuất” - đối lập với đặc tính của nền kinh tế tư bản “là tư hữu về tư liệu sản xuất”, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bóc lột, bất công.

Tuy nhiên, không chỉ ở Trung Quốc mà tất cả các nước theo chủ nghĩa xã hội đều gặp phải vấn đề hóc búa trong xử lý mối quan hệ công tư. Nếu quá ưu ái DNNN sẽ dẫn tới tình trạng sa sút, què quặt, thậm chí tham nhũng, chèn ép động lực từ khối tư nhân.

Nhưng nếu “mở cửa” cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) để giải phóng tiềm lực trong xã hội sẽ tiến dần tới nguy cơ mất cân bằng công, tư, lệch định hướng theo đường lối. Và có khi tạo ra những con ngựa bất kham, khó kiểm soát.

Kiểm soát kinh tế tư nhân là bài toán khó tại Trung Quốc

Kiểm soát kinh tế tư nhân là bài toán khó tại Trung Quốc

Alibaba và Tencent rơi vào trường hợp thứ hai. Có thể thấy rất rõ rằng, khi các DNNN tại Trung Quốc bắt đầu suy thoái vì nhiều năm được bao bọc quá đà thì khối DNTN bắt đầu bùng dậy.

Trung Quốc đang xảy ra làn sóng vỡ nợ trái phiếu chưa từng có trong lịch sử nước này, từ các ông lớn trong lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, đến tài chính, may mặc, bảo hiểm,… đều là DNNN.

Ngược lại, các công ty từ khối tư nhân như Alibaba, Tencent, Meituan-Dianping, Pinduoduo và JD.com, Ping An Insurance, Ant Group phát triển nhanh chóng, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc.

Theo báo cáo của Hurun Report - một doanh nghiệp nghiên cứu, truyền thông và đầu tư Trung Quốc: Tổng giá trị của những công ty này đã bằng một nửa GDP năm ngoái của Trung Quốc!

Đây là hiện tượng “bất thường” trong một nền kinh tế được định hướng theo chủ nghĩa xã hội. Vì đó là con đường dẫn đến “tư nhân hóa nền kinh tế” một chỉ dấu quan trọng của sự suy yếu, dẫn đến sụp đổ quyền lực chính trị.

Một trong những “hòn đá tảng” của lý thuyết Marx là “kinh tế quyết định chính trị”. Theo Lenin, cơ cấu kinh tế của xã hội sinh ra chính trị, cơ cấu kinh tế này là do toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội tạo nên.

Dù đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản vẫn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế để xác định phương hướng hoạt động của bộ máy chính trị, của cả hệ thống chính trị và lúc này kinh tế cũng quyết định tính chất, quy mô, mức độ và khả năng ảnh hưởng của bộ máy chính trị đối với sự phát triển tiếp theo của kinh tế.

Trong điều kiện thực tiễn của cuộc cách mạng vô sản ở Nga đã cho thấy sự phát triển của kinh tế trong một xã hội nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến sự xuất hiện của chế độ chính trị - xã hội mới trong lòng xã hội cũ.

Bản thân các doanh nghiệp dù muốn hay không phải tuân theo các quy luật khách quan trong kinh tế thị trường. Vì thế, con đường của Alibaba và Tencent không khác Facebook, Google là mấy, tất cả có chung bản chất.

Hay nói cách khác, Tencent và Alibaba là những đế chế “kinh tế tư bản” trong lòng Trung Quốc, chính nó đã tạo ra những mâu thuẫn hệ thống không thể nào giải quyết.

Vì cũng một bản chất giống nhau nên những ảnh hưởng đằng sau đó không hề khác nhau, tức là tuân theo nguyên lý “kinh tế quyết định chính trị”. Mỹ và Trung Quốc tuy là hai thể chế, song quyền lực chính trị về cơ bản không có sự khác nhau cho đến khi nào loài người bãi bỏ hình thức tổ chức nhà nước.

Các nhà lãnh đạo Mỹ đã từng “xẻ thịt” các đại doanh nghiệp vì lo ngại ảnh hưởng của nó. Tại Trung Quốc, ông Tập sẽ sử dụng quyền lực chuyên chính vô sản để phong tỏa, kể cả khi các doanh nghiệp này hoàn toàn biến mất, miễn là bảo đảm tính định hướng!

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội mở rộng xuất khẩu ra thị trường toàn cầu thông qua Alibaba.com

    Cơ hội mở rộng xuất khẩu ra thị trường toàn cầu thông qua Alibaba.com

    15:30, 04/11/2020

  • Alibaba và cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pinduoduo

    Alibaba và cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pinduoduo

    05:07, 16/10/2020

  • Khi kỷ nguyên Jack Ma kết thúc, Alibaba đặt mục tiêu phát triển dịch vụ đám mây

    Khi kỷ nguyên Jack Ma kết thúc, Alibaba đặt mục tiêu phát triển dịch vụ đám mây

    05:08, 02/10/2020

  • Lý do nào thúc đẩy Alibaba muốn 'rót' 3 tỷ USD vào Grab?

    Lý do nào thúc đẩy Alibaba muốn 'rót' 3 tỷ USD vào Grab?

    16:19, 24/09/2020

  • Tầm ảnh hưởng 'không tưởng' của Tencent bên ngoài Trung Quốc

    Tầm ảnh hưởng 'không tưởng' của Tencent bên ngoài Trung Quốc

    16:19, 12/08/2020

  • Tencent “điêu đứng” vì WeChat

    Tencent “điêu đứng” vì WeChat

    13:19, 12/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Trung Quốc lo sợ Tencent và Alibaba?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO