Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Việt Nam cần có gói hỗ trợ đặc biệt để không bị lỡ nhịp"

Diendandoanhnghiep.vn TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của chính sách phải hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu, có sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,...

Ngày 5/12, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp Ban Kinh tế Trung ương và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”.

>> Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Đòn bẩy" phục hồi!

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia, đưa ra những đề xuất về chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023, với trị giá thực tế khoảng 5,48% GDP. Mức này tương đương nhiều nước châu Á.

"Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong năm 2021 và có vẻ Việt Nam đang bị lỡ nhịp phục hồi. Nếu chúng ta không có các chương trình, gói hỗ trợ đặc biệt sẽ bị lỡ nhịp, lỡ cơ hội và tụt hậu", ông Cần Văn Lực mở đầu bài trình bày của mình.

Với bối cảnh như hiện tại, chúng ta sẽ rất khó khăn nếu như không có các chương trình, gói hỗ trợ kích thích tài khóa, tiền tệ đặc biệt. Kinh tế Việt Nam dự báo năm 2022 chỉ tăng trưởng ở mức 4 - 4,5%. "Mặc dù vậy cũng có nhiều cơ hội mới như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính (chứng khoán, quỹ..); logistics, kinh doanh trực tuyến, kinh doanh thép...", ông Lực nhìn nhận.

Mở đầu

Mở đầu bài thảo luận, TS Cấn Văn Lực đặt ra câu hỏi: Có vẻ Việt Nam đang lỡ nhịp?

Đưa ra các gợi ý chính sách đối với Việt Nam, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của chính sách phải hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu và thực hiện đa mục tiêu, có sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Bên cạnh đó, các chính sách được ban hành cũng cần bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài; có trọng tâm, trọng điểm; khả năng khả thi và triển khai nhanh.

Ông cho rằng nên có 3 giai đoạn hỗ trợ. Giai đoạn 1: Chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý 2/2022); Giai đoạn 2: Tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc (đến hết quý 3/2023); Giai đoạn 3: Kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý 4/2023).

>> Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

Về chính sách hỗ trợ, ông cho rằng nên tiếp tục giảm thuế VAT theo 2 phương án 1% và 2%. Với 2%, ngân sách sẽ giảm thu được 60.000 tỷ trong năm 2022. Thứ 2, đề xuất bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới các địa phương.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế.

Về chi tiết chính sách hỗ trợ, TS.Cần Văn Lực nêu rõ, tiếp tục thực hiện Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp) để hỗ trợ các tổ chức tín dụng duy trì lãi suất ở mức thấp; cho vay tái cấp vốn các tổ chức tín dụng để cho vay nhà ở; nghiên cứu giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn; linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023; tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (gồm cả Fintech…) tham gia cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh; góp phần kích cầu tiêu dùng lành mạnh); đề xuất phương thức luật hóa xử lý nợ xấu…

"Vấn đề thứ 3 là có gói hỗ trợ lãi suất ở mức 20.000-30.000 tỷ đồng, riêng cơ sở hạ tầng, chúng tôi đề xuất tăng đầu tư bổ sung 150.000 tỷ cho các công trình, dự án trọng điểm. Do đó, tổng các gói hỗ trợ khoảng 278.000 tỷ, tương đương 3,41 GDP của năm 2021", ông nói.

Về nguồn lực và huy động nguồn lực, ông cho rằng ngân sách nhà nước phải tiết giảm chi phí; Đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; cho phép bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm xã hội... để mua trái phiếu doanh nghiệp; Rà soát quỹ ngoài ngân sách; Sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối... Như vậy, Việt Nam sẽ phải huy động nguồn lực khoảng hơn 455.000 tỷ đồng, tương đương hơn 5% GDP trong 2 năm tới.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị đối với các chính sách an sinh xã hội cần triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đào tạo nghề. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nhấn mạnh nguồn lực và huy động nguồn lực thực hiện chính sách là điều quan trọng, TS.Cấn Văn Lực cho rằng cần phải chấp nhận thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong 2022-2023; đồng thời thực hiện tiết giảm chi phí, đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ, rà soát các quỹ ngoài ngân sách…

Một số kiến nghị của TS. Cấn Văn Lực được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Một số kiến nghị của TS. Cấn Văn Lực được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Khẳng định vai trò của tổ chức thực hiện, TS.Cấn Văn Lực đề nghị cần hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, mới đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả tác động chính sách, kiểm soát rủi ro. Ngoài ra cần tính toán tác động và có giải pháp kiểm soát rủi ro các cân đối lớn (nợ công, thâm hụt NS, nghĩa vụ trả nợ…); kiểm tra, giám sát chống lãng phí, lợi ích nhóm,...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: "Việt Nam cần có gói hỗ trợ đặc biệt để không bị lỡ nhịp" tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714153967 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714153967 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10